Hai giáo sư khảo cổ sinh vật học Hà Lan vừa công bố những nghiên cứu về một bữa ăn thịt bò rừng nướng ngoài trời có niên đại 7.700 năm của người tiền sử trên tạp chí Khoa học Khảo cổ tháng 7/2011. Đây được coi là bằng chứng trực tiếp sớm nhất về kỹ thuật săn bắn, xẻ thịt, đun nấu và ăn thịt thú của người tiền sử.
TIN LIÊN QUAN
Bữa “barbercue” nguyên thủy này diễn ra tại một địa điểm khảo cổ ngày nay thuộc thung lũng Tjonger, Hà Lan.
Di chỉ còn lại cho thấy, sau khi giết được một con bò rừng Á Âu khổng lồ (aurochs), những kẻ đi săn lang thang đã xẻ thịt bằng một lưỡi đá, rồi đem nướng. Các thành viên bữa tiệc đã hút phần tủy sống ở xương con vật trước khi họ “chén” thịt sườn chín.
Làm thế nào thợ săn tiền sử có thể hạ được con mồi hung dữ này?
Giáo sư Wietske Prummel, nhà khảo cổ sinh vật học thuộc trường Đại học Groningen, một trong hai tác giả nghiên cứu nhận định trên tờ Discovery: “Hoặc là con vật này đã sập vào một cái bẫy chông và rồi những người đi săn lấy đá nhọn đập vào đầu cho đến chết; hoặc là nó đã bị nhóm người bắn cung với mũi tên bằng đá cho đến chết”.
“Sau khi giết chết con bò rừng, nhóm thợ săn đã cắt chân nó và hút tủy sống”, ông Prummel và đồng nghiệp là Marcel Niekus luận giải trên một lưỡi đá được tìm thấy ngay cạnh bộ xương con bò khai quật.
“Tiếp tục, nhóm thợ săn lột lấy bộ da và xẻ thịt thành những tảng lớn để dành mang về nơi cư trú gần đó. Những vết chặt còn lại trên lưỡi đá cho thấy thịt được xẻ, tách khỏi xương một cách rất cẩn thận”.
Sau nữa, nhóm người đi săn nướng phần xương sườn dính thịt còn lại và có lẽ cả những miếng thịt nhỏ trên một đống lửa ngoài trời. Rồi họ ăn chúng ngay tại chỗ, “phần thưởng cho cuộc săn bắn thành công của họ”, như lời ông Prummel.
Cuối cùng, chiếc lưỡi đá, có lẽ đã cùn đi do phải chặt quá nhiều, bị bỏ lại và bị cháy xém bởi ngọn lửa dùng để nướng thịt.
Bữa ăn nguyên thủy này diễn ra vào khoảng hơn 1000 năm trước khi những kẻ canh tác nông nghiệp đầu tiên biết thuần hóa gia súc đến định cư tại Tjonger.
Giáo sư Niekus cho biết: “Nhóm người này sống vào khoảng Thời kì Đồ đá Trung Muộn. Họ là những nhóm đi săn lang thang. Săn bắn hẳn là một phần quan trọng trong hoạt động sinh tồn của họ”.
Các tác giả nghiên cứu nhấn mạnh thêm những người tiền sử trên sinh sống trong một khu vực khá rộng và thường xuyên lui tới Tjonger để săn bò rừng. Sau thời kì Đồ đá, khu vực này rất hiếm người sinh sống mãi cho đến thời kì Trung cổ muộn (Late Medieval), có lẽ do vùng này bị ngập nước.
Bò rừng hẳn đã là loại thức ăn tốt nhưng không phải là phổ biến đối với những nguyên thủy ưa ăn thịt. Có thể do bò rừng là loài vật khổng lồ và thợ săn không phải lúc nào cũng giết được chúng.
Xương bò rừng đã được khai quật thấy ở những vùng định cư sớm khắp châu Âu. Tuy nhiên xương nai đỏ, hoẵng, lợn lòi hoang và nai sừng tấm thậm chí còn phổ biến hơn.
Khi những người nông dân đầu tiên tới châu Âu khoảng 7500 năm trước đây, họ đã sử dụng địa bàn sinh sống của bò rừng để làm nơi cư ngụ và canh tác khiến chúng dần dà mất đi môi trường sống thích hợp và dẫn đến tuyệt vong.
Phan Khôi (Theo Discovery)
TIN LIÊN QUAN
Bữa “barbercue” nguyên thủy này diễn ra tại một địa điểm khảo cổ ngày nay thuộc thung lũng Tjonger, Hà Lan.
Di chỉ còn lại cho thấy, sau khi giết được một con bò rừng Á Âu khổng lồ (aurochs), những kẻ đi săn lang thang đã xẻ thịt bằng một lưỡi đá, rồi đem nướng. Các thành viên bữa tiệc đã hút phần tủy sống ở xương con vật trước khi họ “chén” thịt sườn chín.
Di chỉ bếp nướng có niên đại 7.700 năm hé lộ về kỹ thuật nấu và ăn tiệc Barbercue của tổ tiên chúng ta. Ảnh minh họa: Discovery. |
Làm thế nào thợ săn tiền sử có thể hạ được con mồi hung dữ này?
Giáo sư Wietske Prummel, nhà khảo cổ sinh vật học thuộc trường Đại học Groningen, một trong hai tác giả nghiên cứu nhận định trên tờ Discovery: “Hoặc là con vật này đã sập vào một cái bẫy chông và rồi những người đi săn lấy đá nhọn đập vào đầu cho đến chết; hoặc là nó đã bị nhóm người bắn cung với mũi tên bằng đá cho đến chết”.
“Sau khi giết chết con bò rừng, nhóm thợ săn đã cắt chân nó và hút tủy sống”, ông Prummel và đồng nghiệp là Marcel Niekus luận giải trên một lưỡi đá được tìm thấy ngay cạnh bộ xương con bò khai quật.
“Tiếp tục, nhóm thợ săn lột lấy bộ da và xẻ thịt thành những tảng lớn để dành mang về nơi cư trú gần đó. Những vết chặt còn lại trên lưỡi đá cho thấy thịt được xẻ, tách khỏi xương một cách rất cẩn thận”.
Sau nữa, nhóm người đi săn nướng phần xương sườn dính thịt còn lại và có lẽ cả những miếng thịt nhỏ trên một đống lửa ngoài trời. Rồi họ ăn chúng ngay tại chỗ, “phần thưởng cho cuộc săn bắn thành công của họ”, như lời ông Prummel.
Cuối cùng, chiếc lưỡi đá, có lẽ đã cùn đi do phải chặt quá nhiều, bị bỏ lại và bị cháy xém bởi ngọn lửa dùng để nướng thịt.
Bữa ăn nguyên thủy này diễn ra vào khoảng hơn 1000 năm trước khi những kẻ canh tác nông nghiệp đầu tiên biết thuần hóa gia súc đến định cư tại Tjonger.
Giáo sư Niekus cho biết: “Nhóm người này sống vào khoảng Thời kì Đồ đá Trung Muộn. Họ là những nhóm đi săn lang thang. Săn bắn hẳn là một phần quan trọng trong hoạt động sinh tồn của họ”.
Các tác giả nghiên cứu nhấn mạnh thêm những người tiền sử trên sinh sống trong một khu vực khá rộng và thường xuyên lui tới Tjonger để săn bò rừng. Sau thời kì Đồ đá, khu vực này rất hiếm người sinh sống mãi cho đến thời kì Trung cổ muộn (Late Medieval), có lẽ do vùng này bị ngập nước.
Bò rừng hẳn đã là loại thức ăn tốt nhưng không phải là phổ biến đối với những nguyên thủy ưa ăn thịt. Có thể do bò rừng là loài vật khổng lồ và thợ săn không phải lúc nào cũng giết được chúng.
Xương bò rừng đã được khai quật thấy ở những vùng định cư sớm khắp châu Âu. Tuy nhiên xương nai đỏ, hoẵng, lợn lòi hoang và nai sừng tấm thậm chí còn phổ biến hơn.
Khi những người nông dân đầu tiên tới châu Âu khoảng 7500 năm trước đây, họ đã sử dụng địa bàn sinh sống của bò rừng để làm nơi cư ngụ và canh tác khiến chúng dần dà mất đi môi trường sống thích hợp và dẫn đến tuyệt vong.
Phan Khôi (Theo Discovery)