Sau hàng thế kỷ tranh cãi, các nhà khoa học cuối cùng đã khám phá ra đáp án cho câu hỏi "Tại sao động vật lại quan hệ tình dục?".
TIN LIÊN QUAN
Tờ Daily Mail dẫn lời các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Indiana (Mỹ) cho biết, động vật "ân ái" để sinh con cái có khả năng chống lại các loại ký sinh trùng tốt hơn. Việc thụ tinh chéo giúp bảo tồn các loài và giúp chúng đi trước một bước những kẻ thù sinh học vốn cũng đang tiến hóa cùng lúc.
Theo nhóm nghiên cứu, cả động vật chủ và ký sinh trùng liên tục tranh đấu với nhau nhằm phát triển càng nhanh càng tốt để sinh tồn. Ở động vật, việc tự thụ tinh (sinh sản vô tính) sẽ kém hiệu quả hơn việc thụ tinh chéo trong cuộc chiến chống lại những ký sinh trùng này.
Để đi đến kết luận trên, các nhà khoa học thuộc Đại học Indiana đã tiến hành nghiên cứu với 2 nhóm giun: một nhóm có khả năng quan hệ tình dục và nhóm kia chỉ có thể sinh sản vô tính, suốt 20 thế hệ. Kết quả cho thấy, nhóm giun sinh sản vô tính đã mắc các bệnh nhiễm trùng và chết nhanh hơn.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra "Thuyết Nữ hoàng đỏ" giải thích hiện tượng trên. Theo họ, con cái được sinh ra bằng quá trình sinh sản vô tính thừa hưởng ADN của một mình bố/mẹ, và bất kỳ ký sinh trùng nào sẵn có trên cơ thể bố/mẹ này cũng có thể tác động đến thế hệ con cái, làm tăng khả năng nhiễm bệnh. Trong khi đó, quan hệ tình dục giúp cặp bố - mẹ tạo ra thế hệ con cái có sự kết hợp ADN của cả hai, đa dạng về gen và khác biệt với bố mẹ, tăng khả năng kháng ký sinh trùng.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thừa nhận họ không chắc liệu "Thuyết Nữ hoàng đỏ" có đúng ở bên ngoài phòng thí nghiệm hay không và có những loài động vật nào trong tự nhiên tuân theo thuyết đó.
Thanh Bình
TIN LIÊN QUAN
Ngộ nghĩnh động vật
Những bậc thầy 'ăn kiêng' trong giới động vật
Động vật cũng lên đỉnh khi làm ‘chuyện ấy’
Những ông bố tuyệt nhất thế giới động vật
10 loài động vật mới "kỳ dị" nhất năm 2010
Những bậc thầy 'ăn kiêng' trong giới động vật
Động vật cũng lên đỉnh khi làm ‘chuyện ấy’
Những ông bố tuyệt nhất thế giới động vật
10 loài động vật mới "kỳ dị" nhất năm 2010
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Indiana cho rằng, các động vật giống như loài meerkat này quan hệ tình dục để sinh con cái tiếp tục có khả năng chống lại những ký sinh trùng. Ảnh: PA |
Theo nhóm nghiên cứu, cả động vật chủ và ký sinh trùng liên tục tranh đấu với nhau nhằm phát triển càng nhanh càng tốt để sinh tồn. Ở động vật, việc tự thụ tinh (sinh sản vô tính) sẽ kém hiệu quả hơn việc thụ tinh chéo trong cuộc chiến chống lại những ký sinh trùng này.
Để đi đến kết luận trên, các nhà khoa học thuộc Đại học Indiana đã tiến hành nghiên cứu với 2 nhóm giun: một nhóm có khả năng quan hệ tình dục và nhóm kia chỉ có thể sinh sản vô tính, suốt 20 thế hệ. Kết quả cho thấy, nhóm giun sinh sản vô tính đã mắc các bệnh nhiễm trùng và chết nhanh hơn.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra "Thuyết Nữ hoàng đỏ" giải thích hiện tượng trên. Theo họ, con cái được sinh ra bằng quá trình sinh sản vô tính thừa hưởng ADN của một mình bố/mẹ, và bất kỳ ký sinh trùng nào sẵn có trên cơ thể bố/mẹ này cũng có thể tác động đến thế hệ con cái, làm tăng khả năng nhiễm bệnh. Trong khi đó, quan hệ tình dục giúp cặp bố - mẹ tạo ra thế hệ con cái có sự kết hợp ADN của cả hai, đa dạng về gen và khác biệt với bố mẹ, tăng khả năng kháng ký sinh trùng.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thừa nhận họ không chắc liệu "Thuyết Nữ hoàng đỏ" có đúng ở bên ngoài phòng thí nghiệm hay không và có những loài động vật nào trong tự nhiên tuân theo thuyết đó.
Thanh Bình