Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates và Quỹ Grand Challenge đã trích ra 775 nghìn đôla cho dự án nghiên cứu bẫy muỗi sốt rét, dựa trên ý tưởng của một giải Nobel ngược (thường gọi là IgNobel) của năm 2006.
TIN LIÊN QUAN
Giải IgNobel này là “thành tựu” nghiên cứu thuộc lĩnh vực sinh học. Người lĩnh giải là Bart Knols và Ruurd de Jong, giáo sư trường Đại học Nông nghiệp Vagenigen (Hà Lan) vì “phát hiện ra con muỗi anophen cái (thủ phạm làm lan truyền bệnh sốt rét, có tên khoa học là Anopheles gambiae) rất thích mùi phomat và mùi chân người”.
Tháng giêng năm 2010, một nhóm các nhà khoa học dưới sự lãnh đạo của Fredros Okumu, Viện y học tại Ifakare, Tanzania đã công bố trên Tạp chí PLoS ONE một bài báo mô tả chiếc bẫy dùng “mồi nhử” để bẫy những nàng muỗi sốt rét nguy hiểm mà “mồi” là hợp chất hoá học có mùi người để thu hút các nàng tìm đến.
Trong số các chất để tạo ra mùi người mà nhóm nghiên cứu pha chế có khí CO2 do người thở ra, khí ammoniac, axit lactic và một số các axit béo khác có trong mồ hôi người. Trong quá trình thí nghiệm, người ta thấy “mồi nhử muỗi” này có hiệu quả hơn hẳn mùi tất chân, mà trước đó một người tình nguyện 26 tuổi đã mang trong suốt 10 giờ.
Chính ông Okumu thừa nhận nghiên cứu của ông bắt nguồn từ ý tưởng của Knols. Năm 2009, nhóm của ông đã chế tạo được thiết bị bẫy muỗi với kinh phí 100.000 đôla. Họ đang xoay các khoản kinh phí tiếp theo để triển khai trong sản xuất công nghiệp.
Ông Okumu đã thông báo việc thử nghiệm “mồi nhử” trong điều kiện thực tế và cho biết thiết bị bẫy muỗi của nhóm đã thu hút được số lượng muỗi, sống ở châu Phi nhiều gấp 3-5 lần so với số muỗi tìm đến để đốt người. Nếu người có bôi “mồi nhử” thì số muỗi bay đến cũng nhiều hơn từ 2 đến 5 lần so với không bôi mồi.
Thấy dự án bẫy muỗi để diệt tỏ ra có triển vọng trong việc thanh toán nạn sốt rét, căn bệnh hàng năm gây ra số người tử vong rất lớn và chi phí chữa trị rất tốn kém, Bill Gates đã quyết định trích quỹ từ thiện Bill&Melinda Foundation hỗ trợ cho dự án này.
Bảo Châu (Theo Rian.ru)
TIN LIÊN QUAN
Giải IgNobel này là “thành tựu” nghiên cứu thuộc lĩnh vực sinh học. Người lĩnh giải là Bart Knols và Ruurd de Jong, giáo sư trường Đại học Nông nghiệp Vagenigen (Hà Lan) vì “phát hiện ra con muỗi anophen cái (thủ phạm làm lan truyền bệnh sốt rét, có tên khoa học là Anopheles gambiae) rất thích mùi phomat và mùi chân người”.
Tỷ phú giàu nhất thế giới sẽ đầu tư gần 1 triều USD cho ý tưởng mồi dụ muỗi sốt rét từng bị cho là "ngớ ngẩn". |
Tháng giêng năm 2010, một nhóm các nhà khoa học dưới sự lãnh đạo của Fredros Okumu, Viện y học tại Ifakare, Tanzania đã công bố trên Tạp chí PLoS ONE một bài báo mô tả chiếc bẫy dùng “mồi nhử” để bẫy những nàng muỗi sốt rét nguy hiểm mà “mồi” là hợp chất hoá học có mùi người để thu hút các nàng tìm đến.
Trong số các chất để tạo ra mùi người mà nhóm nghiên cứu pha chế có khí CO2 do người thở ra, khí ammoniac, axit lactic và một số các axit béo khác có trong mồ hôi người. Trong quá trình thí nghiệm, người ta thấy “mồi nhử muỗi” này có hiệu quả hơn hẳn mùi tất chân, mà trước đó một người tình nguyện 26 tuổi đã mang trong suốt 10 giờ.
Chính ông Okumu thừa nhận nghiên cứu của ông bắt nguồn từ ý tưởng của Knols. Năm 2009, nhóm của ông đã chế tạo được thiết bị bẫy muỗi với kinh phí 100.000 đôla. Họ đang xoay các khoản kinh phí tiếp theo để triển khai trong sản xuất công nghiệp.
Ông Okumu đã thông báo việc thử nghiệm “mồi nhử” trong điều kiện thực tế và cho biết thiết bị bẫy muỗi của nhóm đã thu hút được số lượng muỗi, sống ở châu Phi nhiều gấp 3-5 lần so với số muỗi tìm đến để đốt người. Nếu người có bôi “mồi nhử” thì số muỗi bay đến cũng nhiều hơn từ 2 đến 5 lần so với không bôi mồi.
Thấy dự án bẫy muỗi để diệt tỏ ra có triển vọng trong việc thanh toán nạn sốt rét, căn bệnh hàng năm gây ra số người tử vong rất lớn và chi phí chữa trị rất tốn kém, Bill Gates đã quyết định trích quỹ từ thiện Bill&Melinda Foundation hỗ trợ cho dự án này.
Bảo Châu (Theo Rian.ru)