Gián bỗng nhiên biến mất, hiện tượng đó dường như chẳng phải thiệt hại gì to lớn, song các nhà khoa học lo lắng, liệu có phải sẽ đến thời những con gián đột biến gen sẽ kéo đến, thế chân cho loài côn trùng hôi hám có đôi râu dài như bộ ăngten, rất giỏi đánh hơi vừa biến mất? Người ta tích cực đi tìm nguyên nhân và theo dõi tình hình với thái độ cảnh giác.
TIN LIÊN QUAN
Theo trang Kp của Nga, các chuyên gia nước này đã đưa ra một số giả thuyết về sự mất tích của loài gián trong các căn hộ thành phố. Một trong những cách giải thích có vẻ hợp lý là: Người thành thị ngày càng dùng phổ biến điện thoại di đông, mạng kết nối không dây wi-fi, sử dụng các vật liệu xây dựng chứa các chất độc hại và nói chung môi trường ô nhiễm nặng nề. Theo các nhà sinh thái học, số lượng loài gián nâu sống bên cạnh con người giảm xuống rất rõ rệt.
Lại có giả thuyết lan truyền ở Nga từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước rằng, Trung Quốc đã điều chế ra và dùng vô tội vạ rất nhiều loại thuốc trừ sâu mạnh, làm chết dần bất cứ con vật nào sống trong nhà. Hiện nay, họ không lưu hành các chất đó nữa nhưng dư lượng của chúng vẫn tồn tại dai dẳng ở khắp nơi. Chẳng hạn một chất rất độc mà khoảng trên 10 năm trước được dùng rất rộng rãi ở nước này là “ Indoxacarba”.
Cũng có thể phỏng đoán rằng gián không biến mất hoàn toàn ở các thành phố vì chúng là loài có sức sống rất dai. Một con gián bị cắt đứt đầu, không ăn uống gì vẫn sống được vài ngày và chúng chịu đựng được cả những chất phóng xạ.
Vì thế các nhà khoa học Nga vẫn theo dõi sát sao những đợt tấn công mới của loài gián biến đổi gen, có sức đề kháng với những chất diệt trừ sâu bọ hiện có.
Trong khi đó vẫn có nhiều người nghĩ rằng sự bùng nổ của ĐTDĐ không những đã giết chết loài côn trùng có hại này, cũng như nó đã từng xua đuổi cả những đàn ong là côn trùng có ích.
Tuấn Hà
TIN LIÊN QUAN
Loài gián biến mất là do môi trường quá ô nhiễm. |
Theo trang Kp của Nga, các chuyên gia nước này đã đưa ra một số giả thuyết về sự mất tích của loài gián trong các căn hộ thành phố. Một trong những cách giải thích có vẻ hợp lý là: Người thành thị ngày càng dùng phổ biến điện thoại di đông, mạng kết nối không dây wi-fi, sử dụng các vật liệu xây dựng chứa các chất độc hại và nói chung môi trường ô nhiễm nặng nề. Theo các nhà sinh thái học, số lượng loài gián nâu sống bên cạnh con người giảm xuống rất rõ rệt.
Lại có giả thuyết lan truyền ở Nga từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước rằng, Trung Quốc đã điều chế ra và dùng vô tội vạ rất nhiều loại thuốc trừ sâu mạnh, làm chết dần bất cứ con vật nào sống trong nhà. Hiện nay, họ không lưu hành các chất đó nữa nhưng dư lượng của chúng vẫn tồn tại dai dẳng ở khắp nơi. Chẳng hạn một chất rất độc mà khoảng trên 10 năm trước được dùng rất rộng rãi ở nước này là “ Indoxacarba”.
Cũng có thể phỏng đoán rằng gián không biến mất hoàn toàn ở các thành phố vì chúng là loài có sức sống rất dai. Một con gián bị cắt đứt đầu, không ăn uống gì vẫn sống được vài ngày và chúng chịu đựng được cả những chất phóng xạ.
Vì thế các nhà khoa học Nga vẫn theo dõi sát sao những đợt tấn công mới của loài gián biến đổi gen, có sức đề kháng với những chất diệt trừ sâu bọ hiện có.
Trong khi đó vẫn có nhiều người nghĩ rằng sự bùng nổ của ĐTDĐ không những đã giết chết loài côn trùng có hại này, cũng như nó đã từng xua đuổi cả những đàn ong là côn trùng có ích.
Tuấn Hà