Thế hệ tiếp theo của các máy bay quân sự không người lái sẽ được thiết kế dựa trên cảm ứng từ côn trùng trong tự nhiên. Những loại robot bay này có thể được sử dụng trong các sứ mệnh do thám quân sự hoặc hoạt động cứu hộ.

TIN LIÊN QUAN

Ruồi sẽ là cảm ứng để phát triển các thế hệ máy bay không người lái trong tương lai. Ảnh: Alamy

Theo tờ Daily Mail, lợi thế của những chiếc máy bay không người lái có hình con chuồn chuồn hay bướm là chúng có thể được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp quá nguy hiểm đối với con người và trong các cuộc tấn công hay do thám bí mật quân sự.

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Oxford (Anh) đã tiến hành nghiên cứu cơ chế tiến hóa của cánh côn trùng trong vòng 350 triệu năm qua. Nhóm nghiên cứu muốn chế tạo những thiết bị bay hoàn hảo lấy cảm hứng từ cơ chế hoạt động của chúng.

Tiến sĩ Richard Bomphrey, người đừng đầu nghiên cứu, cho biết: “Thiên nhiên đã giúp giải quyết vấn đề làm thể nào để thiết kế được những chiếc máy bay siêu nhỏ. Thông qua nghiên cứu cơ chế bay của côn trùng, chúng ta có thể phát triển những thiết bị do thám thế hệ mới có kích thước nhỏ như côn trùng và có thể thể bay giống chúng”.

Sự linh hoạt của côn trùng cho phép chúng có khả năng hạ cánh và cất cánh chính xác ở tốc độ rất cao. Khả năng này giúp chúng có thể tồn tại  trong các cuộc chiến tranh và thiên tai. Lực lượng quân sự cũng muốn phát triển những robot nhỏ như côn trùng có thể bay trong hang động và các phòng bí mật nhằm thu thập thông tin về người và vũ khí bên trong.

Các máy bay không người lái được sử dụng trong các sứ mệnh do thám và nem bom hiện nay có kích quá lớn. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, vấn đề với các nhà khoa học là, loại máy bay này không thể bay lượn nhanh và cơ động như những loài côn trùng. Lí do là vì, để có thể bay, bất kỳ vật thể nào cũng đòi hỏi sự kết hợp giữa lực đẩy và lực nâng. Máy bay do con người thiết kế có hai thiết bị riêng biệt - động cơ và cánh – giúp chúng có thể bay, nhưng lại gây hạn chế trong việc sản xuất ra máy bay siêu nhỏ.

Trong khi đó, cử động vỗ cánh của côn trùng tạo ra cả lực đẩy và lực nâng. Nếu các máy bay do con người thiết kế có thể mô phỏng theo cơ chế này, kích thước của các máy bay có thể giảm xuống nhỏ hơn nhiều so với các máy bay hiện nay. Mẫu máy bay do thám nhỏ nhất hiện nay có sải cánh rộng khoảng 30cm.

Các nhà khoa học hy vọng, nghiên cứu của họ có thể hữu ích cho ngành công nghiệp quốc phòng trong vòng 3-5 năm tới trong việc phát triển những loại máy bay có kích cơ như côn trùng và những loại máy bay này sẽ trở nên phổ biến trong vòng 2 thập kỷ tới.

Hà Hương