Một người phụ nữ chưa từng trải qua cảm giác sợ hãi đã giúp các nhà khoa học Mỹ khám phá ra nơi trú ngụ của yếu tố quyết định trạng thái cảm xúc này trong não người.
Báo Telegraph đưa tin, một bà mẹ 3 con, 44 tuổi ở Iowa, Mỹ được cho là người duy nhất trên thế giới có khả năng miễn nhiễm với sự sợ hãi dù vẫn trải qua mọi trạng thái cảm xúc khác như người bình thường. Người phụ nữ này được nhắc đến dưới tên viết tắt SM trong bài công bố nghiên cứu về trường hợp của cô mới đây trên tạp chí Current Biology.
Theo trang Live Science, SM mắc hội chứng Urbach-Wiethe. Căn bệnh này đã phá hủy phần hạch hạnh (trung khu gắn liền với việc tiếp nhận cảm xúc) trong bộ não của cô.
Các thí nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng, loại bỏ cấu trúc hình quả hạnh ở trung tâm bộ não của động vật sẽ khiến chúng không còn biết đến sợ hãi. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể chứng minh điều đó ở người, mở ra hy vọng về việc phát triển phương pháp điều trị cho những chứng bệnh lo lắng thái quá như rối loạn stress hậu chấn thương (PTSD).
Điều thú vị về SM là, cô từng trải qua nỗi sợ hãi khi còn nhỏ và biết rằng cô nên sợ hãi. Tuy nhiên, vì mắc chứng bệnh hiếm gặp, SM không bao giờ biết tới sự sợ hãi khi đã là người trưởng thành.
"Bản chất của sự sợ hãi là sự sống còn. Và hạch hạnh giúp chúng ta sống sót bằng việc tránh những tình huống, con người hoặc sự vật đe dọa sự sống của chúng ta. Vì SM khuyết thiếu hạch hạnh nên cô ấy cũng mất khả năng phát hiện và tránh nguy hiểm trên thế giới. Điều rất đáng chú ý là cô ấy hiện vẫn còn sống" - Justin Feinstein, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Đại học Iowa (Mỹ), cho biết.
Để khám phá vai trò của phần hạch hạnh trong não bộ, ông Feinstein và các cộng sự đã quan sát và ghi nhận phản ứng của SM trong một loạt các tình huống có thể làm hầu hết mọi người cảm thấy sợ hãi. Họ cho cô tiếp xúc với rắn và nhện, đưa cô đến một trong những ngôi nhà ma ám đáng sợ nhất thế giới và cho cô xem một loạt các phim kinh dị.
Nhóm nghiên cứu cũng yêu cầu SM điền vào bảng câu hỏi thăm dò các khía cạnh khác nhau của sự sợ hãi, từ sợ chết đến sợ phát biểu trước công chúng. Thêm vào đó, SM đã trung thực ghi lại cảm xúc của cô vào các thời điểm khác nhau trong suốt cả ngày khi mang theo một cuốn nhật ký điện tử.
Kết quả của tất cả các câu hỏi, các biện pháp đo lường và kịch bản kiểm nghiệm đều cho thấy SM đã không cảm thấy sợ hãi.
Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Feinstein - Nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành thần kinh tâm lý học lâm sàng - nói: "Trong cuộc sống hàng ngày, SM đã đối mặt với rất nhiều sự kiện đau thương, đe dọa sự tồn tại của cô. Nhưng theo báo cáo của SM, chúng đã không khiến cô sợ hãi. Dẫu vậy, cô có thể cảm nhận những trạng thái cảm xúc khác như vui, buồn... Tóm lại, những phát hiện này cho thấy phần hạch hạnh là một khu vực quan trọng của bộ não về kích hoạt trạng thái sợ hãi".
Ông Feinstein nhận định, kết quả nghiên cứu về SM gợi mở rằng các phương pháp làm giảm hoạt động của phần hạch hạnh một cách an toàn và không can thiệp thái quá có thể giúp chữa trị những người bị bệnh rối loạn stress hậu chấn thương như các binh sĩ Mỹ trở về từ Iraq và Afghanistan.
Người phụ nữ miễn nhiễm với sợ hãi chỉ được biết đến dưới tên viết tắt là SM. Ảnh: Alamy. |
Theo trang Live Science, SM mắc hội chứng Urbach-Wiethe. Căn bệnh này đã phá hủy phần hạch hạnh (trung khu gắn liền với việc tiếp nhận cảm xúc) trong bộ não của cô.
Các thí nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng, loại bỏ cấu trúc hình quả hạnh ở trung tâm bộ não của động vật sẽ khiến chúng không còn biết đến sợ hãi. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể chứng minh điều đó ở người, mở ra hy vọng về việc phát triển phương pháp điều trị cho những chứng bệnh lo lắng thái quá như rối loạn stress hậu chấn thương (PTSD).
Điều thú vị về SM là, cô từng trải qua nỗi sợ hãi khi còn nhỏ và biết rằng cô nên sợ hãi. Tuy nhiên, vì mắc chứng bệnh hiếm gặp, SM không bao giờ biết tới sự sợ hãi khi đã là người trưởng thành.
"Bản chất của sự sợ hãi là sự sống còn. Và hạch hạnh giúp chúng ta sống sót bằng việc tránh những tình huống, con người hoặc sự vật đe dọa sự sống của chúng ta. Vì SM khuyết thiếu hạch hạnh nên cô ấy cũng mất khả năng phát hiện và tránh nguy hiểm trên thế giới. Điều rất đáng chú ý là cô ấy hiện vẫn còn sống" - Justin Feinstein, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Đại học Iowa (Mỹ), cho biết.
Để khám phá vai trò của phần hạch hạnh trong não bộ, ông Feinstein và các cộng sự đã quan sát và ghi nhận phản ứng của SM trong một loạt các tình huống có thể làm hầu hết mọi người cảm thấy sợ hãi. Họ cho cô tiếp xúc với rắn và nhện, đưa cô đến một trong những ngôi nhà ma ám đáng sợ nhất thế giới và cho cô xem một loạt các phim kinh dị.
Nhóm nghiên cứu cũng yêu cầu SM điền vào bảng câu hỏi thăm dò các khía cạnh khác nhau của sự sợ hãi, từ sợ chết đến sợ phát biểu trước công chúng. Thêm vào đó, SM đã trung thực ghi lại cảm xúc của cô vào các thời điểm khác nhau trong suốt cả ngày khi mang theo một cuốn nhật ký điện tử.
Kết quả của tất cả các câu hỏi, các biện pháp đo lường và kịch bản kiểm nghiệm đều cho thấy SM đã không cảm thấy sợ hãi.
Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Feinstein - Nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành thần kinh tâm lý học lâm sàng - nói: "Trong cuộc sống hàng ngày, SM đã đối mặt với rất nhiều sự kiện đau thương, đe dọa sự tồn tại của cô. Nhưng theo báo cáo của SM, chúng đã không khiến cô sợ hãi. Dẫu vậy, cô có thể cảm nhận những trạng thái cảm xúc khác như vui, buồn... Tóm lại, những phát hiện này cho thấy phần hạch hạnh là một khu vực quan trọng của bộ não về kích hoạt trạng thái sợ hãi".
Ông Feinstein nhận định, kết quả nghiên cứu về SM gợi mở rằng các phương pháp làm giảm hoạt động của phần hạch hạnh một cách an toàn và không can thiệp thái quá có thể giúp chữa trị những người bị bệnh rối loạn stress hậu chấn thương như các binh sĩ Mỹ trở về từ Iraq và Afghanistan.
- Thanh Bình