Quỷ hút máu dê (và gia súc nói chung) mà cái tên xuất phát từ tiếng Tây Ban Nha là Chupacabra, từ lâu là một con vật trong huyền thoại, nhưng ít lâu nay lại rộ lên ở một số nước. Đó là một quái thú có thực hay chỉ là sản phẩm hoang tưởng do bị ám ảnh bới một bộ phim kinh dị chiếu vào giữa những năm 1990?
TIN LIÊN QUAN
Radford, biên tập viên tờ Tạp chí Skeptical Inquirer, đã ra hẳn một cuốn sách tại Mỹ, có tựa đề là Tracking the Chupacabra: The Vampire Beast in Fact, Fiction and Folklore. Trong cuốn sách, Radford khẳng định rằng Chupacabra chỉ là một truyền thuyết đô thị, và sau đó trở thành vô cùng phổ biến trên thế giới nhờ mang internet.
Tác giả cho rằng người phụ nữ, tên là Madelyne Tolentino đến từ Canovanas, Puerto Rico, bị ấn tượng bởi bộ phim kinh dị Các loài ("Species") chiếu rộng rãi vào năm 1995, trong đó có một con quái thú. Với đầu óc hoang tưởng, bà kể lại chuyện với một tờ báo địa phương. Năm 1996, bà được mời đến chương trình “Popular talk” của kênh truyền hình Univision TV, phát bằng tiếng Tây Ban Nha cho Mỹ và các nước châu Mỹ la tinh. Sau khi Tolentino xuất hiện trên TV, những hình ảnh của Chupacabra được cả châu Mỹ biết đến.
Tolentino mô tả con quái thú cao 1,2 – 1,5 m, mắt đỏ như mắt người ngoài hành tinh, móng vuốt dài và những gai nhọn cắm trên lưng. Theo Radford, sự mô tả ấy không đáng tin cậy, từ số ngón chân đến bộ phận sinh dục. Nói chung nó rất giống những con quái vật trong bộ phim nói trên.
Radford đã dành nhiều năm trong đời mình để nghiên cứu hiện tượng Chupacabra. Ông đã đi khảo sát tại Puerto Rico và Nicaragua, gặp gỡ và phỏng vấn các nhân chứng. Khi ông gặp bà Madelyne Tolentino, chính bà ta thú nhận rằng đã xem bộ phim "Species" chỉ 2 tuần trước khi trông thấy con quái thú.
Radford, vốn là một nhà tâm lý học, sau phân tích cách diễn tả của bà Madelyne, đã kết luận rằng người phụ nữ đã ảnh hưởng một cách vô thức những yếu tố về con quái vật trong bộ phim khi mô tả con vật trong truyền thuyết đã có từ xa xưa. Nhiều người bị ám ảnh bởi những truyền thuyết về con dơi quỷ hút máu người (vampire) nên sẵn sàng tin lời kể của bà ta.
Thế nhưng ông José "Chemo" Soto Rivera, thị trưởng thành phố Canovanas, nơi xuất phát những tin đồn, một trong những nhà tổ chức cho các đoàn thám hiểm đi truy lùng con quái thú đã bác bỏ giả thuyết của Radfford. Ông nói, bà Tolentino đã nhìn thấy con vật sau khi nó giết chết một con vẹt. Có thể là Madelyne đã mắc sai lầm khi mô tả con vật, nhưng có rất nhiều người khác đã nhìn thấy, thậm chí đã bắn hạ được cả con Chupacabra. Ông thị trưởng tin rằng Chupacabra thực sự tồn tại và nói thêm, ông sẽ “không thèm” đọc quyển sách của Radford.
Nhưng người cho Chupacabra là chuyện bịa viện lẽ không đủ dẫn chứng khoa học để chứng minh sự tồn tại của nó. Họ dứt khoát không tin khi không có những dẫn chứng đặc trưng nhất là ADN của con vật.
Theo Radfford: "Vào giữa thấp kỷ đầu của thế kỷ 21, tất cả những chuyện hoang đường người ta đều gọi chung là “Chupacabra” như con sói ghẻ lở đồng cỏ, xác con gấu trúc Mỹ kì dị,… kể cả những con cá chết khô ở Mexico, chẳng có chút liên quan gì đến Chupacabra".
Để công nhận là một loài, cần có ít nhất là 200 cá thể. “Nếu mỗi con quái thú này đều to lớn như bà Madelyne mô tả, thì không thiếu những dẫn chứng về sự tồn tại của con Chupacabra trên hòn đảo quá nhỏ bé lại đông dân như Puerto Rico”, Radford nghĩ như vậy.
Con vật bí hiểm được nói đến lần đầu ở Puerto Rico. Những con gia súc bị cắn chết, giả định đều do thủ phạm là Chupacabra, đều có vết thương là một lỗ sâu hoắm cắm vào động mạch cổ, chứng tỏ cách sát hại gia súc của chúng là hút máu.
Vì “nạn nhân” đa số là dê, nên con quái thú được gọi luôn là Chupacabras, có nghĩa là “Quỷ hút máu dê”. Những cuộc tấn công đầu tiên xảy ra vào tháng ba năm 1995 tại Puerto Rico. Trong cuộc tấn công này, tám con dê đều bị chết, mỗi con có 3 vết thương sâu trên ngực và bị hút máu từ tim.
Trong khi bà Madelyne Tolentino tả con thú trông tựa con kănguru, thì những nhân chứng khác lại bảo chúng giống một con thỏ, một con chó, thậm chí một con dơi khổng lồ. Trong 2 năm 1995-1996, có tới 200 đoàn khảo sát và đội săn đến Puerto Rico để bắt con quái thú nhưng hoàn toàn thất bại.
Các nhà ufo học cho rằng Chupacabra có thể là một sinh vật ngoài hành tinh không có hình dạng người hoặc là những vật nuôi mà người ngoài hành tinh mang theo, đã trốn thoát ra khỏi một con tàu vũ trụ khi hạ cánh xuống Trái đất. Nhưng người khác lại nói loài quái thú này xuất hiện từ sự đột biến di truyền vì Puerto Rico đã từng bị Mỹ dùng làm nơi thử những vũ khí phóng xạ.
Trong lúc người ta vẫn bàn luận sôi nổi về chúng mà chưa dứt điểm được, thì chúng vẫn tiếp tục hoành hành. Tuần trước, người ta đã tìm thấy ít nhất 19 con cừu bị giết tại trang trại Las Compras, thuộc Argentina. Một người sống bên cạnh trang trại ấy (cũng có một con cừu bị chết) kể bà ta nhìn thấy những con chó đuổi cừu chạy tán loạn.
Tuấn Hà (Theo Pravda.ru)
TIN LIÊN QUAN
Sững người quay được quái vật bằng iPhone
Những 'họ hàng' của quái vật hồ Loch Ness
Quái vật nửa người nửa thú chỉ là đồ giả
Những 'họ hàng' của quái vật hồ Loch Ness
Quái vật nửa người nửa thú chỉ là đồ giả
Radford, biên tập viên tờ Tạp chí Skeptical Inquirer, đã ra hẳn một cuốn sách tại Mỹ, có tựa đề là Tracking the Chupacabra: The Vampire Beast in Fact, Fiction and Folklore. Trong cuốn sách, Radford khẳng định rằng Chupacabra chỉ là một truyền thuyết đô thị, và sau đó trở thành vô cùng phổ biến trên thế giới nhờ mang internet.
Quái vật hút máu Chupacabra trong tưởng tượng. Ảnh minh họa. |
Tác giả cho rằng người phụ nữ, tên là Madelyne Tolentino đến từ Canovanas, Puerto Rico, bị ấn tượng bởi bộ phim kinh dị Các loài ("Species") chiếu rộng rãi vào năm 1995, trong đó có một con quái thú. Với đầu óc hoang tưởng, bà kể lại chuyện với một tờ báo địa phương. Năm 1996, bà được mời đến chương trình “Popular talk” của kênh truyền hình Univision TV, phát bằng tiếng Tây Ban Nha cho Mỹ và các nước châu Mỹ la tinh. Sau khi Tolentino xuất hiện trên TV, những hình ảnh của Chupacabra được cả châu Mỹ biết đến.
Tolentino mô tả con quái thú cao 1,2 – 1,5 m, mắt đỏ như mắt người ngoài hành tinh, móng vuốt dài và những gai nhọn cắm trên lưng. Theo Radford, sự mô tả ấy không đáng tin cậy, từ số ngón chân đến bộ phận sinh dục. Nói chung nó rất giống những con quái vật trong bộ phim nói trên.
Radford đã dành nhiều năm trong đời mình để nghiên cứu hiện tượng Chupacabra. Ông đã đi khảo sát tại Puerto Rico và Nicaragua, gặp gỡ và phỏng vấn các nhân chứng. Khi ông gặp bà Madelyne Tolentino, chính bà ta thú nhận rằng đã xem bộ phim "Species" chỉ 2 tuần trước khi trông thấy con quái thú.
Radford, vốn là một nhà tâm lý học, sau phân tích cách diễn tả của bà Madelyne, đã kết luận rằng người phụ nữ đã ảnh hưởng một cách vô thức những yếu tố về con quái vật trong bộ phim khi mô tả con vật trong truyền thuyết đã có từ xa xưa. Nhiều người bị ám ảnh bởi những truyền thuyết về con dơi quỷ hút máu người (vampire) nên sẵn sàng tin lời kể của bà ta.
Thế nhưng ông José "Chemo" Soto Rivera, thị trưởng thành phố Canovanas, nơi xuất phát những tin đồn, một trong những nhà tổ chức cho các đoàn thám hiểm đi truy lùng con quái thú đã bác bỏ giả thuyết của Radfford. Ông nói, bà Tolentino đã nhìn thấy con vật sau khi nó giết chết một con vẹt. Có thể là Madelyne đã mắc sai lầm khi mô tả con vật, nhưng có rất nhiều người khác đã nhìn thấy, thậm chí đã bắn hạ được cả con Chupacabra. Ông thị trưởng tin rằng Chupacabra thực sự tồn tại và nói thêm, ông sẽ “không thèm” đọc quyển sách của Radford.
Nhưng người cho Chupacabra là chuyện bịa viện lẽ không đủ dẫn chứng khoa học để chứng minh sự tồn tại của nó. Họ dứt khoát không tin khi không có những dẫn chứng đặc trưng nhất là ADN của con vật.
Theo Radfford: "Vào giữa thấp kỷ đầu của thế kỷ 21, tất cả những chuyện hoang đường người ta đều gọi chung là “Chupacabra” như con sói ghẻ lở đồng cỏ, xác con gấu trúc Mỹ kì dị,… kể cả những con cá chết khô ở Mexico, chẳng có chút liên quan gì đến Chupacabra".
Để công nhận là một loài, cần có ít nhất là 200 cá thể. “Nếu mỗi con quái thú này đều to lớn như bà Madelyne mô tả, thì không thiếu những dẫn chứng về sự tồn tại của con Chupacabra trên hòn đảo quá nhỏ bé lại đông dân như Puerto Rico”, Radford nghĩ như vậy.
Con vật bí hiểm được nói đến lần đầu ở Puerto Rico. Những con gia súc bị cắn chết, giả định đều do thủ phạm là Chupacabra, đều có vết thương là một lỗ sâu hoắm cắm vào động mạch cổ, chứng tỏ cách sát hại gia súc của chúng là hút máu.
Vì “nạn nhân” đa số là dê, nên con quái thú được gọi luôn là Chupacabras, có nghĩa là “Quỷ hút máu dê”. Những cuộc tấn công đầu tiên xảy ra vào tháng ba năm 1995 tại Puerto Rico. Trong cuộc tấn công này, tám con dê đều bị chết, mỗi con có 3 vết thương sâu trên ngực và bị hút máu từ tim.
Trong khi bà Madelyne Tolentino tả con thú trông tựa con kănguru, thì những nhân chứng khác lại bảo chúng giống một con thỏ, một con chó, thậm chí một con dơi khổng lồ. Trong 2 năm 1995-1996, có tới 200 đoàn khảo sát và đội săn đến Puerto Rico để bắt con quái thú nhưng hoàn toàn thất bại.
Các nhà ufo học cho rằng Chupacabra có thể là một sinh vật ngoài hành tinh không có hình dạng người hoặc là những vật nuôi mà người ngoài hành tinh mang theo, đã trốn thoát ra khỏi một con tàu vũ trụ khi hạ cánh xuống Trái đất. Nhưng người khác lại nói loài quái thú này xuất hiện từ sự đột biến di truyền vì Puerto Rico đã từng bị Mỹ dùng làm nơi thử những vũ khí phóng xạ.
Trong lúc người ta vẫn bàn luận sôi nổi về chúng mà chưa dứt điểm được, thì chúng vẫn tiếp tục hoành hành. Tuần trước, người ta đã tìm thấy ít nhất 19 con cừu bị giết tại trang trại Las Compras, thuộc Argentina. Một người sống bên cạnh trang trại ấy (cũng có một con cừu bị chết) kể bà ta nhìn thấy những con chó đuổi cừu chạy tán loạn.
Tuấn Hà (Theo Pravda.ru)