Ngâm mình ở Biển Chết trong chỉ 20 phút có thể sẽ giúp những người mắc bệnh đái đường giảm lượng đường trong máu, một nghiên cứu ở Israel cho hay.

TIN LIÊN QUAN

Theo tờ Haaretz, tờ tin tức tiếng Anh hàng đầu khu vực Trung Đông là , nghiên cứu này được tiến hành bởi các nhà khoa học Đại học Ben Gurion và Trung tâm y tế Soroka ở Beersheva, thuộc Israel; với một nhóm tình nguyện viên 14 người tuổi từ 18 đến 65 là những bệnh nhân mắc chứng đái đường loại 2 dưới 20 năm.

Một du khách đang tắm ở Biển Chết. Ảnh: Guideoftravels.

Người ta cho các tình nguyện viên ngâm mình trong một hồ lấy nước từ Biển Chết, nước ở nhiệt độ 35 độ C. Sau 20 phút, mức độ glucose đã giảm trung bình từ 163 tới 151 miligram mỗi đề xi lít (mg/dl), giảm 13,5%. Đường trong máu thậm chí tiếp tục giảm thêm 141,3 mg/dl sau một giờ nhúng mình trong nước, theo báo cáo cho hay.

Mặt khác, các nhà nghiên cứu khẳng định việc tắm này không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đối với các giá trị máu khác  như mức độ insulin, mức độ hocmon cortisone hoặc chất c-peptide.

Trong lần thí nghiệm khác, những người tham gia cũng trải qua 20 phút ngâm mình trong nước thường và những không làm giảm mức độ đường trong máu sau đó.

Lần thứ ba, một nhóm khác gồm 6 người khỏe mạnh sau khi ngâm mình trong cả nước biển chết và nước thường đã không biểu hiện thay đổi lượng đường trong máu nào.

Giáo sư Shaul Sukenik, người dẫn đầu nghiên cứu tại Be Gurion cho rằng, “đây là những kết quả của nghiên cứu bước đầu nên rất khó đưa ra kết luận ở giai đoạn này, tuy nhiên kết quả này rất khả quan”.

Ông này cũng lưu ý, “chúng tôi chưa thể khẳng định tuyệt đối được điều này chỉ dựa vào nghiên cứu hiện tại. Kết quả chính thức được chứng nhận bởi các nghiên cứu tiếp theo”.

Nhóm nghiên cứu hiện đang gây quỹ để mở rộng nghiên cứu để khảo sát tác dụng của việc tắm ở Biển Chết hàng ngày trong một thời gian 3 tuần.

Là nơi thấp nhất trên bề mặt Trái đất, Biển Chết nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan trên thung lũng Jordan. Khu vực chứa nước bị hãm kín này được coi là một hồ chứa nước có độ mặn cao nhất trên thế giới.

Phan Khôi (Theo Haaretz)