Nồng độ hóc môn testosterone giảm mạnh khi người đàn ông trở thành bố giúp họ tập trung vào việc chăm sóc con, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường đại học Northwestern (Mỹ).

TIN LIÊN QUAN

Nồng độ hóc môn testosterone cao làm tăng ham muốn tình dục và những hành động mạo hiểm ở đàn ông cũng như khiến họ luôn muốn có một địa vị cao trong xã hội. Những yếu tố này có thể giúp phải mạnh làm siêu lòng bạn tình, nhưng lại không tốt trong thời kỳ chăm sóc con.

Làm cha khiến nồng độ học môn testosterone ở đàn ông giảm đáng kể. Ảnh: Reuters.

Theo Reuters, các nhà khoa học thuộc trường đại học Northwestern đã tiến hành nghiên cứu với hơn 600 đàn ông ở Philippines trong vòng 5 năm. Những người đàn ông tình nguyện được theo dõi nồng độ hóc môn testosterone từ lúc chưa làm cha cho tới khi họ có con.

Kết quả, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy rằng nồng độ hóc môn testosterone ở những người đàn ông tình nguyện giảm trong một thời gian ngắm sau khi họ trở thành cha.

“Những người đàn ông có nồng độ hóc môn testosterone cao dễ trở thành cha hơn so với những người có nồng độ học môn testosterone thấp. Tuy nhiên, nồng độ hóc môn testosterone ở hai nhóm đàn ông này đều giảm sau họ có con”, tiến sĩ Lee Gettler, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Nhóm nghiên cứu giải thích rằng nồng độ hóc môn testosterone ở đàn ông giảm sau khi trở thành cha nhằm giúp học chăm sóc con tốt hơn vì một đứa trẻ mới ra đời đòi hỏi nhiều cảm xúc, tâm lý và hoạt động thể chất hơn từ người cha.

“Khi một đứa trẻ mới ra đời đòi hỏi sự điều chỉnh về mặt cảm xúc, tấm lý và các hoạt động thể chất. Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng sinh lý của đàn ông có thể thay đổi nhằm giúp họ đáp ứng được những đòi hỏi này”, tiến sĩ Lee Gettler giải thích.

Những nghiên cứu trước đây cũng cho thấy rằng những người cha có xu hướng giảm nồng độ testosterone so với những đàn ông chưa có con, nhưng các nghiên cứu này chưa giải thích được nguyên nhân khiến nồng độ testosterone giảm ở đàn ông sau khi trở thành bố.

Hà Hương