Trang mạng của Tạp chí khoa học Popular Science đã thống kê những phát minh trong vòng 10 năm nữa, tới năm 2020, có thể làm thay đổi cơ bản cuộc sống của chúng ta.
TIN LIÊN QUAN
Lấy mốc là năm 2020, tuy những phát minh ấy có thể muộn hơn hoặc sớm hơn đôi chút.
Một trạm robot sẽ được xây dựng trên Mặt trăng vào năm 2020. Ảnh minh họa. |
Ông Mike Libhold, thuộc Học viện Tương lai California chuyên ngành dự báo cho biết: "Mặc dù phải tập trung tái thiết các khu vực bị động đất và sóng thần tàn phá, nhưng dự án đã được Nhật Bản đưa vào kế hoạch và không một nước nào khác trên thế giới có thể thực hiện đến cùng công trình rất phức tạp này”.
Dự án lớn thứ hai là vào năm 2020 sẽ xuất hiện một tuyến đường sắt cao tốc nồi liền hai thủ đô London và Bắc Kinh. Con đường sẽ đi qua 17 nước và kết nối châu Á với châu Âu. Theo các nhà khoa học, kế hoạch này có thể hoàn thành vào năm 2020, xét về mặt kỹ thuật, song về khía cạnh chính trị và kinh tế thì “chưa biết thế nào”.
Cũng vào năm 2020, còn 2 dự án đầy tham vọng: Ô tô không người lái và ô tô bay. Ô tô bay sẽ do một cơ quan của Bộ Quốc phòng (Arpa) chuyên về áp dụng công nghệ mới phục vụ chiến tranh, chịu trách nhiệm nghiên cứu.
Ngoài ra, giai đoạn này cũng là thời các nhiên liệu sinh học thay thế hydrocacbon; bộ não người nhờ cấy các microchip có thể điều khiển được TV, smartphone và máy tính, tất cả màn hình đều được cấu tạo theo công nghệ OLED.
Những chuyến bay vào vũ trụ trở thành thường xuyên đối với những người khá giả. Các nhà khoa học Trường Đại học Liên bang Thuỵ Sĩ ở Lausanne đã khẳng định rằng đã đến lúc có khả năng sản xuất ra bộ não nhân tạo thực hiện chức năng của vỏ não và nghĩ ra được những ý tưởng chẳng khác gì con người.
Nên nhớ rằng, tháng 12-2010, trong cuộc dự báo hàng năm những khuynh hướng phát triển trong lĩnh vực công nghệ có khả năng làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của con người, hãng IBM đã công bố một chương trình gọi là Next Five in Five.
Ví dụ, theo chương trình này thì 5 năm tới, ĐTDĐ sẽ “cá nhân” hơn, giúp đỡ con người nhiều hơn nữa trong cuộc sống hàng ngày. Smartphone không những vạch ra cho bạn một lộ trình tốt nhất khi đi lại mà còn cho bạn biết còn bao nhiêu chỗ trống để đỗ xe bên cạnh cơ quan hay siêu thị mà bạn chuẩn bị đến.
Ngoài ra, sẽ xuất hiện loại hệ thị giác đầu tiên có khả năng tạo ra hình ảnh 3 chiều trong không gian, xem trực tiếp không cần kính chuyên dụng gọi là phương pháp toàn cảnh 3 chiều (3D holography).
Tuấn Hà