Lần đầu tiên, tình trạng thủng tầng Ozone ở cực Bắc nghiêm trọng đến mức, các nhà khoa học đã phải sử dụng ngưỡng "lỗ thủng ozone" giống như ở Nam cực để ghi nhận.
Phát biểu trên BBC, các chuyên gia cho biết ở độ cao 20km so với mặt đất, 80% tầng Ozone đã bị xuyên thủng và tan mất. Nguyên do là vì năm nay, độ cao này phải hứng chịu thời tiết lạnh kéo dài bất thường, trong khi các hóa chất gốc Clo - sát thủ của ozone - lại đặc biệt ưa thích điều kiện nhiệt độ như vậy.
Hiện tại, giới khoa học vẫn chưa thể dự đoán được tình trạng thủng tầng ozone này có tái diễn trong tương lai hay không. Trước đây, mùa đông ở tầng bình lưu Bắc cực khá đa dạng, chỗ thì ấm, chỗ thì lạnh. Nhưng vài thập kỷ trở lại đây, mùa đông ngày càng lạnh đến khắc nghiệt", chuyên gia Michelle Santee của NASA cho biết.
Điều đáng lo, theo bà Michelle là xu hướng thời tiết ngày càng "cực đoan" hơn. Sẽ có nhiều đợt lạnh hơn nữa, trong khi lượng chlorine trong khí quyển ngày càng nhiều, vì thế việc tầng ozone tiếp tục bị bào mỏng là khó tránh khỏi. Thông thường, nhiệt độ ở Bắc cực ít khi xuống thấp như ở Nam cực, nhưng riêng năm nay, không khí lạnh kéo dài tới nhiều tháng và tác động trên diện rộng, dù nhiệt độ không phải là thấp kỷ lục. Bên cạnh đó, lốc xoáy lại mạnh hơn hẳn mọi năm, khiến cho khí hậu Bắc cực cách biệt hẳn với khí hậu toàn cầu.
Tầng Ozone là lớp bảo vệ cực kỳ quan trọng của trái đất, vì chúng ngăn chặn tia cực tím từ Mặt trời chiếu thẳng xuống mặt đất, vốn là tác nhân gây ung thư da và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Trọng Cầm
Phát biểu trên BBC, các chuyên gia cho biết ở độ cao 20km so với mặt đất, 80% tầng Ozone đã bị xuyên thủng và tan mất. Nguyên do là vì năm nay, độ cao này phải hứng chịu thời tiết lạnh kéo dài bất thường, trong khi các hóa chất gốc Clo - sát thủ của ozone - lại đặc biệt ưa thích điều kiện nhiệt độ như vậy.
Lần đầu tiên lỗ hổng trên tầng ozone ở Bắc cực rộng ngang với Nam cực. Ảnh: BBC |
Điều đáng lo, theo bà Michelle là xu hướng thời tiết ngày càng "cực đoan" hơn. Sẽ có nhiều đợt lạnh hơn nữa, trong khi lượng chlorine trong khí quyển ngày càng nhiều, vì thế việc tầng ozone tiếp tục bị bào mỏng là khó tránh khỏi. Thông thường, nhiệt độ ở Bắc cực ít khi xuống thấp như ở Nam cực, nhưng riêng năm nay, không khí lạnh kéo dài tới nhiều tháng và tác động trên diện rộng, dù nhiệt độ không phải là thấp kỷ lục. Bên cạnh đó, lốc xoáy lại mạnh hơn hẳn mọi năm, khiến cho khí hậu Bắc cực cách biệt hẳn với khí hậu toàn cầu.
Thời tiết lạnh kéo dài bất thường, kết hợp với lốc xoáy mạnh chính là nguyên nhân khiến tầng Ozone bị bào mỏng kỷ lục. Nguồn: BBC |
Tầng Ozone là lớp bảo vệ cực kỳ quan trọng của trái đất, vì chúng ngăn chặn tia cực tím từ Mặt trời chiếu thẳng xuống mặt đất, vốn là tác nhân gây ung thư da và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Trọng Cầm