- Các trang diễn đàn về khoa học công nghệ Việt Nam đang nóng lên với cuộc tranh luận thật – giả về chú robot Titan xuất hiện tại Triển lãm Matelex Nepcon Vietnam diễn ra từ 6-8/10 vừa qua.
Đi lại một cách uyển chuyển, nhanh nhẹn, nói chuyện, hát hò, biểu cảm như con người, thậm chí còn đau bụng và biết hỏi đường vào toilet bằng tiếng Việt… cuộc trình diễn của chú robot Titan đến từ Vương quốc Anh đã khiến nhiều người phải sửng sốt vì “sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ hiện đại”. Tuy nhiên, rất nhiều người lại cho rằng, thực chất Titan chỉ là “đồ giả”.
Thật hay giả?
Triển lãm quốc tế về máy công cụ và công nghệ gia công kim loại (Metalex Nepcon Vietnam) diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh từ 6-8/10 vừa qua đã thu hút hàng nghìn khách tới tham quan. Bởi lẽ, tại triển lãm lần này, robot khổng lồ Titan đến từ nước Anh lần đầu tiên sẽ xuất hiện tại Việt Nam và cũng là ở Đông Nam Á.
Theo giới thiệu của công ty Reed Tradex, đơn vị tổ chức triển lãm, Robot Titan do công ty Cyberstein Robot Limited của Anh thiết kế và chế tạo và hiện tại trên thế giới chỉ có 5 con robot Titan loại này. Cũng theo công ty này thì robot Titan là “một sản phẩm đỉnh cao trong lĩnh vực sáng chế cơ khí, máy công cụ, công nghệ điện tử của thế giới” và họ đã phải bỏ ra 100.000USD để có thể đưa được con robot này đến Việt Nam trình diễn.
Với số tiền “cát-xê” đắt đỏ như vậy, quả thực chú robot Titan đã không khiến nhà tổ chức phải thất vọng. Ngoài hình dáng bóng bẩy và bắt mắt, y hệt như những robot trong các bộ phim khoa học giả tưởng chú robot đến từ nước Anh còn khiến nhiều người xem Việt Nam phải sửng sốt vì sự hoàn hảo và “đẳng cấp kỹ thuật công nghệ cao”.
Không chỉ đi lại một cách nhanh nhẹn, uyển chuyển, chú robot Titan này còn có thể nói chuyện, hát hò và biểu cảm giống hệt như con người. Thậm chí, trong một màn biểu diễn, Tintan còn ợ hơi, đánh rắm rồi hỏi đường vào nhà vệ sinh bằng tiếng Việt hẳn hoi…
Tuy nhiên, sự quá “hoàn hảo” của robot Titan cũng là nguyên nhân dẫn đến những cuộc tranh luận nảy lửa về vấn đề thật – giả của chú robot này trên các trang diễn đàn về khoa học và công nghệ của Việt Nam những ngày vừa qua.
Nhiều ý kiến cho rằng, robot Titan không thể là một robot thật sự mà là robot do con người điều khiển từ xa với các chương trình được cài đặt sẵn. Theo họ, với công nghệ chế tạo robot hiện tại, người ta không thể chế tạo được một con robot tự động đạt tới mức độ “hoàn hảo” như robot Titan. Bằng chứng là với những robot hiện đại hàng đầu hiện nay như robot Asimo của Honda, việc đi lại vẫn rất “cứng” và khá khó khăn, trong khi đó robot Titan thì lại thông minh và linh hoạt hơn gấp nhiều lần. “Con này (robot Titan) không phải robot 100% đâu, chắc chắn phải có thêm người điều khiển. Nó mà tự động hoàn toàn thì giờ ai còn nhắc tới Asimo nữa”, thành viên paper9 quả quyết trên một diễn đàn.
Ngoài ra, nhiều người cũng cho rằng, thông thường khi sản xuất những con robot để nghiên cứu hoặc giới thiệu, người ta thường sản xuất những con robot cỡ nhỏ để tiết kiệm chi phí và năng lượng để robot vận hành. Trong khi đó, Titan lại là một chú robot “khổng lồ” theo đúng nghĩa với chiều cao lên tới 2,4 met.
Nhiều người thậm chí còn cho rằng, chú robot Titan này thực chất chỉ là một áo giáp robot có người điều khiển ở bên trong và được sản xuất để phục vụ cho việc quảng cáo thương mại ở các sự kiện giải trí. Tuy nhiên, các kênh truyền thông cho các buổi trình diễn của robot Titan đã “lờ” đi việc nhắc đến nguyên lý hoạt động, kết cấu chế tạo bên trong mà chỉ “khoe” về các khả năng hoạt động như người thật của nó.
Theo các ý kiến này thì muốn một robot đi lại linh hoạt như Titan chỉ có cách là có người chui vào bên trong. Hơn nữa, nếu quan sát kỹ sẽ thấy rằng, thiết kế của robot Titan là để chứa một người điều khiển ở bên trong. Thay vì cử động từ vai, hai cánh tay của robot Titan lại được nối bằng 2 ống gân cao su vào cạnh sườn. Hai khớp chân của Titan cũng được nối với nhau bằng một ống gân cao su. Ngoài ra, trên ngực của Titan còn có một tấm gương, vừa phù hợp với vị trí đầu của một người bình thường.
“Tôi nghĩ phần trước ngực robot có tấm gương một chiều để người điều khiển nó quan sát sự vật xung quanh. Mọi người cứ để ý, robot cao 2m4 phần gương cao tầm 1m8 và 2 ống gân nối từ cạnh sườn ra cánh tay robot rất phù hợp với cơ thể một con người bên trong”, thành viên dongsongbang123 khẳng định trên một diễn đàn Tinhte.
Một lý do khác cũng khiến nhiều người nghi ngờ robot Titan có người điều khiển bên trong là sự “bí mật” của nhà tổ chức đối với chú robot này. Mỗi ngày, Titan chỉ biểu diễn 3 lần, mỗi lần 30 phút trước đám đông sau đó chú sẽ được bảo vệ trong một căn phòng kín bưng, không có cửa sổ và luôn có 4 bảo vệ canh gác. Tất cả những yêu cầu tiếp xúc của các nhà báo và các hãng truyền thông để tìm hiểu về kết cấu bên trong hay cơ chế, nguyên lý hoạt động của Titan đều bị từ chối một cách thẳng thừng.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến phản bác, cho rằng robot Titan hoàn toàn là một con robot thực sự. Là một trong những người tới “xem tận mắt” và “sờ tận tay” màn biểu diễn của robot Titan, thành viên cuhiep, admin của diễn đàn công nghệ Tinhte khẳng định, Titan “không thể có người ở bên trong”. Anh này cũng quả quyết rằng, nếu như đến xem trực tiếp Titan biểu diễn thì chắc chắn sẽ bị thuyết phục. Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, ngày nay, khoa học kỹ thuật đang tiến bộ hàng ngày hàng giờ và “không có điều gì là không thể”.
Các chuyên gia nói gì?
Khi được hỏi ý kiến về cuộc tranh luận thật – giả của chú robot Titan vừa đến Việt Nam, anh Lê Ngọc Toàn, một chuyên gia trong lĩnh vực tự động hóa cho biết, quả thực với công nghệ hiện tại rất khó để có thể chế tạo một con robot có thể di chuyển một cách linh hoạt và uyển chuyển như Titan. Theo anh Toàn thì hiện tại có 2 công nghệ chuyển động của robot là công nghệ điện và công nghệ thủy lực. Công nghệ mà robot Asimo của Honda sử dụng là công nghệ điện, còn những robot Bigdog hay Patman của Boston Dynamics sử dụng công nghệ thủy lực.
Ở công nghệ điện, do trọng tâm nằm ở hai bàn chân nên các robot loại này di chuyển khá chậm và “cứng”, bàn chân có thể to và di chuyển được nhiều hướng. Trong khi, những robot sử dụng công nghệ thủy lực thì do trọng tâm nằm ở giữa hai chân nên có thể di chuyển nhanh hơn song thiết kế bàn chân phải bé và chỉ có thể di chuyển theo đường thẳng. Đối chiếu với dáng đi rất “người” của Titan thì “không biết nó thuộc vào loại công nghệ nào”, kỹ sư Toàn cho biết.
Là người tham quan nhiều triển lãm lớn số 1 thế giới về tự động hóa như IREX Tokyo Nhật Bản, Automatica của Đức, nơi hội tụ hàng trăm nhà sản xuất robot hang đầu thế giới nhưng chưa bao giờ thấy có xuất hiện robot Titan này, anh Toàn cho biết thêm. Ngoài ra, trong bảng xếp hạng robot thành công nhất trong 10 năm trở lại đây do tờ robotshop công bố năm 2010 thì không có mặt Titan, trong khi một robot “kém” hơn nhiều là Asimo lại được “vinh danh”.
Có cùng quan điển với kỹ sư Lê Ngọc Toàn, PGS. Nguyên Tăng Cường, chủ nhiệm khoa Kỹ thuật điều khiển, Học viện Kỹ thuật quân sự cho biết: “Nếu đây là robot tự động hoàn toàn thì đó là một sản phẩm robot rất đáng nể phục, là đỉnh cao của khoa học công nghệ thế giới, vượt qua cả Asimo- robot tự động hoàn toàn của Honda, Nhật Bản. Tuy nhiên nghiên cứu lĩnh vực robot lâu năm, tôi băn khoăn chưa thấy chú robot Titan này được đăng tải nhiều trên các tạp chí khoa học lớn của thế giới, cũng chưa có công bố chính thức nếu đây là một công trình khoa học đỉnh cao”.
PGS Cường cho hay, nhiều khả năng robot Titan chỉ là một cỗ máy, một bộ khung áo giáp được người điều khiển theo một cách nào đó, có thể qua mạng không dây từ xa, tựa như công nghệ teleaperation (mổ từ xa) cho phép một bác sĩ có thể phẫu thuật từ xa qua. Và nếu vậy, robot Titan không thể so sánh được với robot tự động hoàn toàn, thực sự, không cần người điều khiển như Asimo của Honda. Khoảng cách của 2 loại robot này là khoảng cách về trình độ công nghệ rất xa.
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi liệu robot Titan có thể chỉ là một bộ áo kim loại có người ở bên trong điều khiển hay không, PGS Nguyễn Tăng Cường nói: “Đến nay, không có ai có điều kiện được tiếp cận trực tiếp, xem kết cấu bên trong để nhìn thấy rõ có người bên trong hay không. Tôi cũng chưa được tận mắt xem robot này trực tiếp nên chưa dám khẳng định nghi vấn này”.
Nam Phong
Đi lại một cách uyển chuyển, nhanh nhẹn, nói chuyện, hát hò, biểu cảm như con người, thậm chí còn đau bụng và biết hỏi đường vào toilet bằng tiếng Việt… cuộc trình diễn của chú robot Titan đến từ Vương quốc Anh đã khiến nhiều người phải sửng sốt vì “sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ hiện đại”. Tuy nhiên, rất nhiều người lại cho rằng, thực chất Titan chỉ là “đồ giả”.
Thật hay giả?
Màn biểu diễn của robot Titan khiến không ít người sửng sốt. Ảnh: Tinhte. |
Triển lãm quốc tế về máy công cụ và công nghệ gia công kim loại (Metalex Nepcon Vietnam) diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh từ 6-8/10 vừa qua đã thu hút hàng nghìn khách tới tham quan. Bởi lẽ, tại triển lãm lần này, robot khổng lồ Titan đến từ nước Anh lần đầu tiên sẽ xuất hiện tại Việt Nam và cũng là ở Đông Nam Á.
Theo giới thiệu của công ty Reed Tradex, đơn vị tổ chức triển lãm, Robot Titan do công ty Cyberstein Robot Limited của Anh thiết kế và chế tạo và hiện tại trên thế giới chỉ có 5 con robot Titan loại này. Cũng theo công ty này thì robot Titan là “một sản phẩm đỉnh cao trong lĩnh vực sáng chế cơ khí, máy công cụ, công nghệ điện tử của thế giới” và họ đã phải bỏ ra 100.000USD để có thể đưa được con robot này đến Việt Nam trình diễn.
Với số tiền “cát-xê” đắt đỏ như vậy, quả thực chú robot Titan đã không khiến nhà tổ chức phải thất vọng. Ngoài hình dáng bóng bẩy và bắt mắt, y hệt như những robot trong các bộ phim khoa học giả tưởng chú robot đến từ nước Anh còn khiến nhiều người xem Việt Nam phải sửng sốt vì sự hoàn hảo và “đẳng cấp kỹ thuật công nghệ cao”.
Không chỉ đi lại một cách nhanh nhẹn, uyển chuyển, chú robot Titan này còn có thể nói chuyện, hát hò và biểu cảm giống hệt như con người. Thậm chí, trong một màn biểu diễn, Tintan còn ợ hơi, đánh rắm rồi hỏi đường vào nhà vệ sinh bằng tiếng Việt hẳn hoi…
Tuy nhiên, sự quá “hoàn hảo” của robot Titan cũng là nguyên nhân dẫn đến những cuộc tranh luận nảy lửa về vấn đề thật – giả của chú robot này trên các trang diễn đàn về khoa học và công nghệ của Việt Nam những ngày vừa qua.
Robot Titan đi lại một cách uyển chuyển và linh hoạt. Ảnh: Tinhte. |
Nhiều ý kiến cho rằng, robot Titan không thể là một robot thật sự mà là robot do con người điều khiển từ xa với các chương trình được cài đặt sẵn. Theo họ, với công nghệ chế tạo robot hiện tại, người ta không thể chế tạo được một con robot tự động đạt tới mức độ “hoàn hảo” như robot Titan. Bằng chứng là với những robot hiện đại hàng đầu hiện nay như robot Asimo của Honda, việc đi lại vẫn rất “cứng” và khá khó khăn, trong khi đó robot Titan thì lại thông minh và linh hoạt hơn gấp nhiều lần. “Con này (robot Titan) không phải robot 100% đâu, chắc chắn phải có thêm người điều khiển. Nó mà tự động hoàn toàn thì giờ ai còn nhắc tới Asimo nữa”, thành viên paper9 quả quyết trên một diễn đàn.
Ngoài ra, nhiều người cũng cho rằng, thông thường khi sản xuất những con robot để nghiên cứu hoặc giới thiệu, người ta thường sản xuất những con robot cỡ nhỏ để tiết kiệm chi phí và năng lượng để robot vận hành. Trong khi đó, Titan lại là một chú robot “khổng lồ” theo đúng nghĩa với chiều cao lên tới 2,4 met.
Nhiều người thậm chí còn cho rằng, chú robot Titan này thực chất chỉ là một áo giáp robot có người điều khiển ở bên trong và được sản xuất để phục vụ cho việc quảng cáo thương mại ở các sự kiện giải trí. Tuy nhiên, các kênh truyền thông cho các buổi trình diễn của robot Titan đã “lờ” đi việc nhắc đến nguyên lý hoạt động, kết cấu chế tạo bên trong mà chỉ “khoe” về các khả năng hoạt động như người thật của nó.
Theo các ý kiến này thì muốn một robot đi lại linh hoạt như Titan chỉ có cách là có người chui vào bên trong. Hơn nữa, nếu quan sát kỹ sẽ thấy rằng, thiết kế của robot Titan là để chứa một người điều khiển ở bên trong. Thay vì cử động từ vai, hai cánh tay của robot Titan lại được nối bằng 2 ống gân cao su vào cạnh sườn. Hai khớp chân của Titan cũng được nối với nhau bằng một ống gân cao su. Ngoài ra, trên ngực của Titan còn có một tấm gương, vừa phù hợp với vị trí đầu của một người bình thường.
Nhiều người cho rằng với vóc dáng của Titan, một người hoàn toàn có thể chui vào bên trong. |
“Tôi nghĩ phần trước ngực robot có tấm gương một chiều để người điều khiển nó quan sát sự vật xung quanh. Mọi người cứ để ý, robot cao 2m4 phần gương cao tầm 1m8 và 2 ống gân nối từ cạnh sườn ra cánh tay robot rất phù hợp với cơ thể một con người bên trong”, thành viên dongsongbang123 khẳng định trên một diễn đàn Tinhte.
Một lý do khác cũng khiến nhiều người nghi ngờ robot Titan có người điều khiển bên trong là sự “bí mật” của nhà tổ chức đối với chú robot này. Mỗi ngày, Titan chỉ biểu diễn 3 lần, mỗi lần 30 phút trước đám đông sau đó chú sẽ được bảo vệ trong một căn phòng kín bưng, không có cửa sổ và luôn có 4 bảo vệ canh gác. Tất cả những yêu cầu tiếp xúc của các nhà báo và các hãng truyền thông để tìm hiểu về kết cấu bên trong hay cơ chế, nguyên lý hoạt động của Titan đều bị từ chối một cách thẳng thừng.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến phản bác, cho rằng robot Titan hoàn toàn là một con robot thực sự. Là một trong những người tới “xem tận mắt” và “sờ tận tay” màn biểu diễn của robot Titan, thành viên cuhiep, admin của diễn đàn công nghệ Tinhte khẳng định, Titan “không thể có người ở bên trong”. Anh này cũng quả quyết rằng, nếu như đến xem trực tiếp Titan biểu diễn thì chắc chắn sẽ bị thuyết phục. Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, ngày nay, khoa học kỹ thuật đang tiến bộ hàng ngày hàng giờ và “không có điều gì là không thể”.
Các khớp nối cao su ở sườn và chân của Titan là dành cho người điều khiển? Ảnh: Tinhte. |
Các chuyên gia nói gì?
Khi được hỏi ý kiến về cuộc tranh luận thật – giả của chú robot Titan vừa đến Việt Nam, anh Lê Ngọc Toàn, một chuyên gia trong lĩnh vực tự động hóa cho biết, quả thực với công nghệ hiện tại rất khó để có thể chế tạo một con robot có thể di chuyển một cách linh hoạt và uyển chuyển như Titan. Theo anh Toàn thì hiện tại có 2 công nghệ chuyển động của robot là công nghệ điện và công nghệ thủy lực. Công nghệ mà robot Asimo của Honda sử dụng là công nghệ điện, còn những robot Bigdog hay Patman của Boston Dynamics sử dụng công nghệ thủy lực.
Ở công nghệ điện, do trọng tâm nằm ở hai bàn chân nên các robot loại này di chuyển khá chậm và “cứng”, bàn chân có thể to và di chuyển được nhiều hướng. Trong khi, những robot sử dụng công nghệ thủy lực thì do trọng tâm nằm ở giữa hai chân nên có thể di chuyển nhanh hơn song thiết kế bàn chân phải bé và chỉ có thể di chuyển theo đường thẳng. Đối chiếu với dáng đi rất “người” của Titan thì “không biết nó thuộc vào loại công nghệ nào”, kỹ sư Toàn cho biết.
Asimo, một trong những robot được coi là tiên tiến nhất hiện nay. |
Là người tham quan nhiều triển lãm lớn số 1 thế giới về tự động hóa như IREX Tokyo Nhật Bản, Automatica của Đức, nơi hội tụ hàng trăm nhà sản xuất robot hang đầu thế giới nhưng chưa bao giờ thấy có xuất hiện robot Titan này, anh Toàn cho biết thêm. Ngoài ra, trong bảng xếp hạng robot thành công nhất trong 10 năm trở lại đây do tờ robotshop công bố năm 2010 thì không có mặt Titan, trong khi một robot “kém” hơn nhiều là Asimo lại được “vinh danh”.
Có cùng quan điển với kỹ sư Lê Ngọc Toàn, PGS. Nguyên Tăng Cường, chủ nhiệm khoa Kỹ thuật điều khiển, Học viện Kỹ thuật quân sự cho biết: “Nếu đây là robot tự động hoàn toàn thì đó là một sản phẩm robot rất đáng nể phục, là đỉnh cao của khoa học công nghệ thế giới, vượt qua cả Asimo- robot tự động hoàn toàn của Honda, Nhật Bản. Tuy nhiên nghiên cứu lĩnh vực robot lâu năm, tôi băn khoăn chưa thấy chú robot Titan này được đăng tải nhiều trên các tạp chí khoa học lớn của thế giới, cũng chưa có công bố chính thức nếu đây là một công trình khoa học đỉnh cao”.
PGS Cường cho hay, nhiều khả năng robot Titan chỉ là một cỗ máy, một bộ khung áo giáp được người điều khiển theo một cách nào đó, có thể qua mạng không dây từ xa, tựa như công nghệ teleaperation (mổ từ xa) cho phép một bác sĩ có thể phẫu thuật từ xa qua. Và nếu vậy, robot Titan không thể so sánh được với robot tự động hoàn toàn, thực sự, không cần người điều khiển như Asimo của Honda. Khoảng cách của 2 loại robot này là khoảng cách về trình độ công nghệ rất xa.
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi liệu robot Titan có thể chỉ là một bộ áo kim loại có người ở bên trong điều khiển hay không, PGS Nguyễn Tăng Cường nói: “Đến nay, không có ai có điều kiện được tiếp cận trực tiếp, xem kết cấu bên trong để nhìn thấy rõ có người bên trong hay không. Tôi cũng chưa được tận mắt xem robot này trực tiếp nên chưa dám khẳng định nghi vấn này”.
Nam Phong