Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Tel Aviv (Israel) vừa phát hiện thấy rằng, loài ong bắp cày phương Đông có khả năng đặc biệt biến ánh sáng Mặt trời thành năng lượng điện.
Các nhà khoa học trước đây từng phát hiện khả năng biến ánh sáng Mặt trời thành năng lượng điện của loài ong bắp cày phương Đông sau khi quan sát thấy rằng, loài ong này làm việc càng hăng khi trời càng nắng to – đây là một điều bất thường đối với các loài ong khác.
Mới đây, tiến sĩ Marian Plotkin và các cộng sự tại ĐH Tel Aviv đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc bộ xương ngoài của ong bắp cày phương Đông để tìm hiểu cách thức tạo ra điện của chúng. Kết quả, nhóm nghiên cứu phát hiện, những sắc tố trong mô màu vàng của loài ong này có thể hấp thu ánh sáng. Lượng ánh sáng này sau đó sẽ được các mô màu nâu chuyển hóa thành điện.
“Khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu này, nhiều người nói với tôi rằng nghiên cứu sẽ không bao giờ thành công. Vì thế, tôi rất vui về kết quả vừa thu được. Chúng ta đã từng nhận thấy khả năng hấp thụ ánh sáng Mặt trời ở các loài thực vật và vi khuẩn, nhưng đây là lần đầu tiên chúng ta phát hiện khả năng này ở động vật”, tiến sĩ Marian Plotkin, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên trang National Geographic.
Kết quả phân tích hé lộ, các mô màu nâu của ong bắp cày phương Đông có chứa chất melanin – một loại sắc tố bảo vệ da người bằng cách hấp thụ tia tử ngoại và biến nó thành nhiệt. Ngoài ra, cấu trúc của các mô màu này cũng bao gồm nhiều đường rãnh bắt ánh sáng và cắt thành nhiều tia sáng nhỏ hơn.
Trong khi đó, những mô màu vàng của ong chứa xanthopterin, sắc tố tạo màu cho cánh bướm và nước tiểu của động vật có vú. Khi nhóm nghiên cứu phân lập xanthopterin trong một hỗn hợp ở dạng lỏng, rồi đặt hỗn hợp vào điện cực của pin mặt trời và chiếu ánh sáng vào điện cực, sắc tố trong hỗn hợp tạo ra điện.
Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa biết ong bắp cày tạo ra điện để làm gì, nhưng nghiên cứu này là tiền đề để tìm ra các loại côn trùng tương tự cũng có khả năng phát điện và phát triển những công nghệ điện Mặt trời hiệu quả hơn.
Các nhà khoa học trước đây từng phát hiện khả năng biến ánh sáng Mặt trời thành năng lượng điện của loài ong bắp cày phương Đông sau khi quan sát thấy rằng, loài ong này làm việc càng hăng khi trời càng nắng to – đây là một điều bất thường đối với các loài ong khác.
Mới đây, tiến sĩ Marian Plotkin và các cộng sự tại ĐH Tel Aviv đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc bộ xương ngoài của ong bắp cày phương Đông để tìm hiểu cách thức tạo ra điện của chúng. Kết quả, nhóm nghiên cứu phát hiện, những sắc tố trong mô màu vàng của loài ong này có thể hấp thu ánh sáng. Lượng ánh sáng này sau đó sẽ được các mô màu nâu chuyển hóa thành điện.
“Khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu này, nhiều người nói với tôi rằng nghiên cứu sẽ không bao giờ thành công. Vì thế, tôi rất vui về kết quả vừa thu được. Chúng ta đã từng nhận thấy khả năng hấp thụ ánh sáng Mặt trời ở các loài thực vật và vi khuẩn, nhưng đây là lần đầu tiên chúng ta phát hiện khả năng này ở động vật”, tiến sĩ Marian Plotkin, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên trang National Geographic.
Kết quả phân tích hé lộ, các mô màu nâu của ong bắp cày phương Đông có chứa chất melanin – một loại sắc tố bảo vệ da người bằng cách hấp thụ tia tử ngoại và biến nó thành nhiệt. Ngoài ra, cấu trúc của các mô màu này cũng bao gồm nhiều đường rãnh bắt ánh sáng và cắt thành nhiều tia sáng nhỏ hơn.
Trong khi đó, những mô màu vàng của ong chứa xanthopterin, sắc tố tạo màu cho cánh bướm và nước tiểu của động vật có vú. Khi nhóm nghiên cứu phân lập xanthopterin trong một hỗn hợp ở dạng lỏng, rồi đặt hỗn hợp vào điện cực của pin mặt trời và chiếu ánh sáng vào điện cực, sắc tố trong hỗn hợp tạo ra điện.
Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa biết ong bắp cày tạo ra điện để làm gì, nhưng nghiên cứu này là tiền đề để tìm ra các loại côn trùng tương tự cũng có khả năng phát điện và phát triển những công nghệ điện Mặt trời hiệu quả hơn.
- Hà Hương