Đau lòng trước những cái chết thương tâm gần đây do thiên tai bão lũ, hoạn nạn trên biển, tai nạn giao thông, nhiều người đã lên tiếng về trách nhiệm bảo vệ người dân. Nhưng có một cái chết được báo trước, lặng lẽ và đau đớn, lại không phải luôn được chú ý đúng mức – cái chết do thuốc lá.
Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 40.000 ca tử vong mỗi năm do hút thuốc lá, cao hơn số người chết vì tai nạn giao thông, dẫn đầu trong hàng các nguyên nhân tử vong. Con số này sẽ tăng lên trên 50.000 ca hàng năm vào năm 2023, chưa kể đến các trường hợp hút thuốc thụ động.
Theo Điều tra toàn cầu về Sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành do Tổ chức Y tế thế giới tiến hành tại 14 quốc gia trong đó có Việt Nam, với sự tham gia của Bộ y tế và các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam, năm 2010 Việt Nam có 15.3 triệu người lớn hút thuôc lá, tức cứ 4 người Việt Nam trưởng thành có một người hút thuốc.
Những nguy hại do thuốc lá gây ra đã được các nhà nghiên cứu chứng minh từ thập kỷ 50 của thế kỉ trước, không chỉ với người hút mà cả những người hít phải khói thuốc của người khác (hay còn gọi là hút thuốc thụ động). Điều này được chỉ rõ trong báo cáo gần đây nhất của Phẫu thuật viên trưởng Hoa Kì, dựa vào các bằng chứng khoa học tin cậy đã được công bố.
Người không hút thuốc nhưng sống và làm việc thường xuyên với trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với việc hút 5 điếu thuốc một ngày.
Thiệt hại lớn về kinh tế
Thuốc lá không chỉ gây tác hại về mặt sức khỏe mà cả về kinh tế. Nó lấy đi một nguồn kinh phí đáng kể của chính phủ chi tiêu cho việc điều trị các căn bệnh có liên quan.
Theo một nghiên cứu của bác sĩ Vũ Xuân Phú và cộng sự (Bệnh viên phổi Trung Ương), chỉ tính riêng ba bệnh do thuốc lá gây nên là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tắc nghẽn mạch vành, ung thư phổi, tổng chi phí y tế do hút thuốc lá tại Việt Nam trong năm 2005 ít nhất là 77,5 triệu đô la Mỹ (Ross và cộng sự, 2007), bằng khoảng 4,3% tổng chi tiêu của nhà nước cho y tế.
Lưu ý đây mới là các con số thống kê theo bệnh án từ những trường hợp đã nằm viện đối với 3 loại bệnh, chưa tính đến chi phí do điều trị ngoại trú và nhiều loại bệnh khác có liên quan đến hút thuốc.
Ở cấp hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo, việc tiêu dùng thuốc lá và chi phí khám chữa các bệnh liên quan đến thuốc lá lấy đi một nguồn kinh phí đáng kể vốn là hiếm hoi với người nghèo mà lẽ ra có thể dùng để chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu như lương thực, thực phẩm, học hành hay chăm sóc sức khỏe.
Riêng năm 2007, tổng số tiền những người chi cho hút thuốc là khoảng 14 ngàn tỷ đồng (bằng 2,4 triệu tấn gạo đủ nuôi 15,6 triệu người trong một năm, hoặc có thể trang bị cho 20 ngàn trạm xá với số trang thiết bị tối thiểu).
Các tính toán trên thế giới đều cho thấy, chi phí bệnh tật do thuốc lá gây nên cao hơn mức nộp ngân sách mà ngành công nghiệp thuốc lá đóng cho chính phủ.
Hút nhiều vì giá thấp, dễ mua
Nghịch lý lớn là trong khi Việt Nam là một trong 15 nước có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới, thì giá thuốc lá vẫn giữ ở thuộc hàng thấp nhất trên thế giới. Hơn nữa, so với thu nhập của người dân, giá thuốc lá đang giảm dần qua các năm. Điều này là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho sức mua thuốc lá tăng lên theo thời gian, và giảm hiệu quả các nỗ lực hạn chế sử dụng thuốc lá khác.
Ai cũng có thể mua được thuốc lá, ở bất cứ đâu, bất cứ độ tuổi nào, và bán lẻ đến từng điếu. Mặc dù đã có quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc và các nơi công cộng trong nhà, nhưng tính hiệu lực chẳng thấm vào đâu. Nhiều người không hút thuốc vẫn phải chịu đựng chung bầu không khí ô nhiễm nồng nặc hàng ngàn chất độc hại này.
Nhiều bằng chứng trên thế giới đã chỉ ra rằng tăng giá các sản phẩm thuốc lá thông qua biện pháp tăng thuế là biện pháp hiệu quả nhất để giảm tiêu dùng thuốc lá, khuyến khích người đang sử dụng thuốc lá cai nghiện.
Đặc biệt, giá thuốc lá tăng sẽ tác động mạnh nhất đến đối tượng thanh thiếu niên bắt đầu hút thuốc lá và người nghèo, vì cả hai nhóm này đều rất nhạy cảm với những thay đổi về giá.
Nghiên cứu cũng cho thấy, khi giá thuốc lá tăng 10% do tăng thuế thì sẽ làm cầu thuốc lá giảm khoảng 4% ở những nước có thu nhập cao và 8% ở những nước có thu nhập thấp. Cụ thể là khoảng 40 triệu người trên thế giới bỏ thuốc, nhiều người không bắt đầu hút thuốc, và tránh được 10 triệu ca tử vong sớm - tương đương với 3% số ca tử vong sớm do các bệnh liên quan đến thuốc lá gây ra.
Để giảm số người hút thuốc một cách có hiệu quả, từ đó giảm gánh nặng bệnh tật và kinh tế trong tương lai, Việt Nam cần tăng giá và tăng thuế đối với sản phẩm thuốc lá theo mức khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới là từ 66%-80% giá bán thuốc lá.
Nếu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt tới mức 65% hay 70%, doanh thu thuế của chính phủ tăng lên tương ứng là 10,8% đến 20,4%.
“Hy vọng những số liệu về gánh nặng chi phí y tế và xã hội đối với hút thuốc sẽ giúp cho các nhà hoặch định chính sách có những bằng chứng thuyết phục để xây dựng và duy trì chính sách thuế thuốc lá, nhằm giảm thiểu tác hại do hút thuốc, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng”, tiến sĩ Vũ Xuân Phú khuyến nghị trong nghiên cứu của ông và cộng sự.
Chi Mai
Hàng chục ngàn người chết vì thuốc lá mỗi năm. Ảnh minh họa. |
Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 40.000 ca tử vong mỗi năm do hút thuốc lá, cao hơn số người chết vì tai nạn giao thông, dẫn đầu trong hàng các nguyên nhân tử vong. Con số này sẽ tăng lên trên 50.000 ca hàng năm vào năm 2023, chưa kể đến các trường hợp hút thuốc thụ động.
Theo Điều tra toàn cầu về Sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành do Tổ chức Y tế thế giới tiến hành tại 14 quốc gia trong đó có Việt Nam, với sự tham gia của Bộ y tế và các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam, năm 2010 Việt Nam có 15.3 triệu người lớn hút thuôc lá, tức cứ 4 người Việt Nam trưởng thành có một người hút thuốc.
Những nguy hại do thuốc lá gây ra đã được các nhà nghiên cứu chứng minh từ thập kỷ 50 của thế kỉ trước, không chỉ với người hút mà cả những người hít phải khói thuốc của người khác (hay còn gọi là hút thuốc thụ động). Điều này được chỉ rõ trong báo cáo gần đây nhất của Phẫu thuật viên trưởng Hoa Kì, dựa vào các bằng chứng khoa học tin cậy đã được công bố.
Người không hút thuốc nhưng sống và làm việc thường xuyên với trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với việc hút 5 điếu thuốc một ngày.
Thiệt hại lớn về kinh tế
Thuốc lá không chỉ gây tác hại về mặt sức khỏe mà cả về kinh tế. Nó lấy đi một nguồn kinh phí đáng kể của chính phủ chi tiêu cho việc điều trị các căn bệnh có liên quan.
Theo một nghiên cứu của bác sĩ Vũ Xuân Phú và cộng sự (Bệnh viên phổi Trung Ương), chỉ tính riêng ba bệnh do thuốc lá gây nên là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tắc nghẽn mạch vành, ung thư phổi, tổng chi phí y tế do hút thuốc lá tại Việt Nam trong năm 2005 ít nhất là 77,5 triệu đô la Mỹ (Ross và cộng sự, 2007), bằng khoảng 4,3% tổng chi tiêu của nhà nước cho y tế.
Lưu ý đây mới là các con số thống kê theo bệnh án từ những trường hợp đã nằm viện đối với 3 loại bệnh, chưa tính đến chi phí do điều trị ngoại trú và nhiều loại bệnh khác có liên quan đến hút thuốc.
Ở cấp hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo, việc tiêu dùng thuốc lá và chi phí khám chữa các bệnh liên quan đến thuốc lá lấy đi một nguồn kinh phí đáng kể vốn là hiếm hoi với người nghèo mà lẽ ra có thể dùng để chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu như lương thực, thực phẩm, học hành hay chăm sóc sức khỏe.
Riêng năm 2007, tổng số tiền những người chi cho hút thuốc là khoảng 14 ngàn tỷ đồng (bằng 2,4 triệu tấn gạo đủ nuôi 15,6 triệu người trong một năm, hoặc có thể trang bị cho 20 ngàn trạm xá với số trang thiết bị tối thiểu).
Các tính toán trên thế giới đều cho thấy, chi phí bệnh tật do thuốc lá gây nên cao hơn mức nộp ngân sách mà ngành công nghiệp thuốc lá đóng cho chính phủ.
Hút nhiều vì giá thấp, dễ mua
Nghịch lý lớn là trong khi Việt Nam là một trong 15 nước có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới, thì giá thuốc lá vẫn giữ ở thuộc hàng thấp nhất trên thế giới. Hơn nữa, so với thu nhập của người dân, giá thuốc lá đang giảm dần qua các năm. Điều này là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho sức mua thuốc lá tăng lên theo thời gian, và giảm hiệu quả các nỗ lực hạn chế sử dụng thuốc lá khác.
Ai cũng có thể mua được thuốc lá, ở bất cứ đâu, bất cứ độ tuổi nào, và bán lẻ đến từng điếu. Mặc dù đã có quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc và các nơi công cộng trong nhà, nhưng tính hiệu lực chẳng thấm vào đâu. Nhiều người không hút thuốc vẫn phải chịu đựng chung bầu không khí ô nhiễm nồng nặc hàng ngàn chất độc hại này.
Nhiều bằng chứng trên thế giới đã chỉ ra rằng tăng giá các sản phẩm thuốc lá thông qua biện pháp tăng thuế là biện pháp hiệu quả nhất để giảm tiêu dùng thuốc lá, khuyến khích người đang sử dụng thuốc lá cai nghiện.
Đặc biệt, giá thuốc lá tăng sẽ tác động mạnh nhất đến đối tượng thanh thiếu niên bắt đầu hút thuốc lá và người nghèo, vì cả hai nhóm này đều rất nhạy cảm với những thay đổi về giá.
Nghiên cứu cũng cho thấy, khi giá thuốc lá tăng 10% do tăng thuế thì sẽ làm cầu thuốc lá giảm khoảng 4% ở những nước có thu nhập cao và 8% ở những nước có thu nhập thấp. Cụ thể là khoảng 40 triệu người trên thế giới bỏ thuốc, nhiều người không bắt đầu hút thuốc, và tránh được 10 triệu ca tử vong sớm - tương đương với 3% số ca tử vong sớm do các bệnh liên quan đến thuốc lá gây ra.
Để giảm số người hút thuốc một cách có hiệu quả, từ đó giảm gánh nặng bệnh tật và kinh tế trong tương lai, Việt Nam cần tăng giá và tăng thuế đối với sản phẩm thuốc lá theo mức khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới là từ 66%-80% giá bán thuốc lá.
Nếu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt tới mức 65% hay 70%, doanh thu thuế của chính phủ tăng lên tương ứng là 10,8% đến 20,4%.
“Hy vọng những số liệu về gánh nặng chi phí y tế và xã hội đối với hút thuốc sẽ giúp cho các nhà hoặch định chính sách có những bằng chứng thuyết phục để xây dựng và duy trì chính sách thuế thuốc lá, nhằm giảm thiểu tác hại do hút thuốc, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng”, tiến sĩ Vũ Xuân Phú khuyến nghị trong nghiên cứu của ông và cộng sự.
Chi Mai