Trận động đất mạnh 7,2 độ richter làm chấn động miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ hôm Chủ nhật (23/10) vừa qua là một trường hợp mạnh hiếm gặp ở khu vực này.
TIN LIÊN QUAN
Tuy nhiên, dựa trên hình thế địa chất rất nhiều đứt đoạn của vùng, việc động đất mạnh xảy ra cũng không phải là quá bất ngờ, các nhà khoa học cho biết.

Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên gặp chấn động và cũng đã chứng kiến nhiều trận động đất nặng nề trong lịch sử. Ngày 11/11/1976, một trận động đất mạnh 7,3 độ richter đã phá hủy nhiều khu làng gần Thổ Nhĩ Kỳ và biên giới Iran, khiến hàng ngàn người thiệt mạng. Xa hơn một chút, trận động đất 7,8 độ richter tấn công Erzincan năm 1939 đã cướp đi mạng sống của 33.000 người. Gần đây nhất, trận động đất Izmit năm 1999 đã giết chết ít nhất 17.000 người, làm bị thương khoảng 50.000 người và đẩy 500.000 người vào cảnh màn trời chiếu đất.

“Động đất trên 7 độ richter khá hiếm, nhưng không phải là chưa từng xảy ra. Chúng tôi hoàn toàn không bất ngờ”, nhà địa chất học Don Blakeman của Trung tâm Geological Survey – Mỹ cho biết trên AP.

Ở miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ, thềm lục địa Ảrap va chạm một cách chậm chạp với thềm lục địa Á-Âu (Tốc độ chưa đến 1 inch/năm). Trong khi đó ở Miền Tây và Trung, sự chuyển động lại nhanh hơn và phức tạp hơn, theo nhiều chiều khác nhau. Đã có bang chứng cho thấy dãy núi ở miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ dịch chuyển theo hướng từ Đông sang Tây, trong khi dãy núi Bắc Nam lại dịch chuyển về phía Đông.

“Đây là một khu vực có địa hình cực kỳ phức tạp”, chuyên gia Blakeman tuyên bố với OurAmazingPlanet.

Tại khu vực xảy ra trận động đất hôm Chủ nhật, các đứt gãy theo kiểu va đập và trượt (strike – slip) là kiểu đứt gãy phổ biến nhất. Trong dạng đứt gãy này, các thềm lục địa và rãnh trái đất trượt song song với nhau theo chiều ngang.

Trọng Cầm