Tàu Phobos-Ground của Nga đã gặp sự cố ngay sau khi rời bệ phóng. Ảnh: Csmonitor. |
Hiện nay chương trình phóng Trạm “Luna-Globe” được dự kiến vào năm 2015 và chỉ đến năm 2013 mới bắt đầu lắp ghép thiết bị. Người đứng đầu Liên hợp Khoa học-sản xuất mang tên Lavoskin (Tập đoàn được giao thực hiện dự án này) là Victor Khartov cho biết: “Chúng tôi đang xem xét lại dự án về Mặt trăng” và nói thêm “Có khả năng loại bỏ các mođun quỹ đạo trong dự án “Luna-Globe”.
Nguồn tin này cũng cho hay, sự trục trặc của con tàu Phobos-Ground đầy kỳ vọng cũng ảnh hưởng đến 2 dự án khác là “Venera-D” và “Mars-NET”. Theo kế hoạch, dự án thứ nhất để nghiên cứu sao Kim (Venus) và dự án thứ hai là điều khiển một mạng các trạm nhỏ trên sao Hoả để nghiên cứu hoạt động địa chấn của hành tinh này. Tất nhiên, cả hai dự án đó chỉ có thể thực hiện khi đã đặt được Phobos-Ground lên quỹ đạo sao Hoả.
Cần nhắc lại rằng Phobos-Ground được phóng lên vũ trụ, sau khi tách khỏi tên lửa mang, nó sẽ từ quỹ đạo Trái đất tiếp tục bay lên, nhưng trục trặc đã xảy ra. Động cơ của Phobos-Ground không khởi động được, khiến nó không thoát ra được khỏi quỹ đạo Trái đất.
Hiện nay trung tâm điều khiển đang cố gắng liên lạc với con tàu nhưng không được trả lời. Theo những thông tin cuối cùng, “cửa sổ” cho chuyến bay lên sao Hoả sẽ đóng lại vào ngày 21/11 và con tàu này sẽ rơi xuống Trái đất vào ngày 26/11.
Tuấn Hà