Các nhà thiên văn học đang ngỡ ngàng với một lỗ đen với kích cỡ xấp xỉ... 10 tỷ mặt trời.

Theo New York Times, đây được coi là lỗ đen lớn nhất, sâu nhất và tối nhất từng được phát hiện trong vũ trụ, lớn gấp 10 lần Thái dương hệ và có thể hàng tỷ mặt trời đã bị nó nuốt chửng.

Những lỗ đen kiểu này có thể chính là “cột mốc” trọng lực của các thiên hà, đồng thời là manh mối để tìm hiểu số phận của các chuẩn tinh hiếu chiến (Chuẩn tinh – hay Quasar – là những thiên thể cực xa và cực sáng, với dịch chuyển đỏ rất lớn đặc trưng. Theo quan sát, quasar trông giống một ngôi sao phát sáng bình thường nhưng trên thực tế, đó là ánh sáng phát ra từ các quầng vật chất đặc, nằm quanh vùng nhân của các thiên hà trẻ, thường là các hố đen siêu lớn – ND).

Những vùng xoáy khổng lồ

“Lỗ đen mới phát hiện được nặng bằng 21 tỷ Mặt trời, là một vùng xoáy hình trứng nằm cách Trái đất 336 triệu năm ánh sáng”, các nhà thiên văn cho biết. Trước đó, họ cũng phát hiện thấy một hố đen đã nuốt chửng 9,7 tỷ Mặt trời, nằm ở trung tâm của Thiên hà NGC 3842, cách chúng ta khoảng 331 triệu năm ánh sáng.

Còn theo DailyMail, quan sát thiên văn bằng kính Hubble suốt những năm qua đã cho thấy, những lỗ đen khổng lồ kiểu này thường tọa lạc ở trung tâm của mọi thiên hà: Thiên hà nào càng lớn thì lỗ đen càng to. Các nhà nghiên cứu hy vọng phát hiện mới có thể giúp họ tìm hiểu vai trò của hố đen trong việc hình thành và tiến hóa của các thiên hà.

Được biết, lỗ đen giữ kỷ lục về kích thước trước đây nằm trong Thiên hà M87, cách Trái đất khoảng 54 triệu năm ánh sáng và nặng cỡ 6,3 tỷ mặt trời.

Sự hiện diện kỳ bí

Lỗ đen – một khoảng không gian nơi lực hút lớn tới mức ngay cả ánh sáng cũng không thể trốn thoát, là một trong những dự đoán kỳ lạ nhất trong thuyết tương đối không gian cong của Albert Einstein, kỳ lạ tới mức bản thân Einstein cũng không tin. Ông từng viết thư cho một người bạn nói rằng, quy luật tự nhiên hẳn phải ngăn cấm một thứ như vậy tồn tại.

Các nhà thiên văn hiện đại thì tin rằng, những lỗ đen siêu lớn trong các thiên hà có thể chính là mắt xích bị thiếu kết nối vũ trụ thời sơ khai với ngày nay. Có thể thuở xa xưa, các chuẩn tinh – do được lỗ đen tiếp sức - đã phun trào năng lượng vào trong không gian.

Còn ngày nay, các chuẩn tinh đang ở đâu? Có thể chúng vẫn đang tồn tại đâu đó trong vũ trụ nhưng đã ngừng phát triển. Nói cách khác, chúng đang ngủ và tốt nhất, con người không nên “đánh thức” chúng.

Trọng Cầm

Khoảnh khắc lỗ đen siêu lớn nuốt chửng sao
Với sự trợ giúp của kính viễn vọng Swift, lần đầu tiên các nhà thiên văn học đã "chộp" được khoảnh khắc ngoạn mục khi một lỗ đen siêu lớn nuốt chửng một ngôi sao.
 
Xem lỗ đen nuốt chửng một vì sao
Lần đầu tiên các nhà thiên văn học chứng kiến hiện tượng xảy ra khi một ngôi sao sơ xuất tiến đến gần lỗ den khổng lồ và bị trọng trường của lỗ đen làm vỡ ra từng mảnh, tạo thành một vụ bùng phát các bức xạ mãnh liệt.
 
Lỗ đen vũ trụ ra đời sớm hơn chúng ta nghĩ
Lỗ đen kích thước lớn nhất vũ trụ bắt đầu hình thành khi vũ trụ của chúng ta được 1,2 tỷ năm tuổi chứ không phải khi vũ trụ được 2 - 4 tỷ năm tuổi như tính toán trước đó của giới khoa học.