Lớp trầm tích được khoan lấy lên từ biển Chết cho thấy 1 lượng đáng kể nước trong hồ đã biến mất cách đây 120 ngàn năm.

Hiệp hội những nhà nghiên cứu từ Israel, Mỹ, Đức, Nhật, Thuỵ Sĩ, Na Uy đã khoan 2 mũi vào lòng hồ cuối năm 2010. 1 mũi khoan gần với khu vực sâu nhất của của hồ. Ở độ sâu 235 mét, họ phát hiện thấy 1 lớp sỏi tròn nhỏ mà họ tin rằng đây là lớp trầm tích của 1 vùng biển xưa. Xét theo vị trí mũi khoan cho thấy biển chết đã hoàn toàn hoặc gần như khô cằn tại 1 vài thời điểm trong quá khứ.

Biển Chết đang cạn dần?
Theo BBC, mặc dù quá trình khoan này vẫn chưa hoàn tất nhưng những mẫu đá cho thấy sự khô hạn đã từng xuất hiện tại giai đoạn Eemian, giai đoạn mà nhiệt độ trái đất ấm lên hơn so với nhiệt độ ngày nay.

Ngày nay Trung Đông đã ngăn nguồn nước đổ vào biển Chết. Những quốc gia này đã sử dụng nguồn nước ấy cho nông nghiệp như sản xuất phân bón hay muối. Kể từ năm 1997, mực nước trong hồ đã giảm hơn 10 mét.

Giáo sư Emi Ito, thuộc trường đại học Minnesota phát biểu: Việc hồ bị cạn nước 120 ngàn năm trước đây không liên quan đến con người. Nhưng hiện nay chúng ta đang làm mực nước trong hồ giảm nhanh là do  có sự can thiệp của các hoạt động chính trị. Nước là cội nguồn của nhiều cuộc chiến tranh.

Giáo sư Zvi Ben-Avraham thuộc trung tâm nghiên cứu biển chết Minerva, đại học Tel Aviv bổ sung thêm “Việc khoan vào lòng hồ đã cho chúng ta thấy được 1 viễn cảnh. Nhìn xem những gì đã xảy ra trong 200 ngàn năm qua. Làm sao khu vực này bị khô cạn và nó đã hồi phục như thế nào. Chúng ta phải sẵn sàng cho tương lai”

Những nghiên cứu trước đây cho thấy rất rõ kích thước của biển Chết tăng hay giảm phụ thuộc vào sự biến đổi của kỷ băng hà. Trong suốt giai đoạn ấm lên, mực nước trong hồ giảm xuống; trong giai đoạn lạnh giá, nước hồ dâng lên. Và trong khoảng giữa kỷ băng hà cuối cùng khoảng 25 ngàn năm trước đây, mực nước trong hồ đã đạt cực đại, cao trên 260 mét so với mực nước hiện nay. Hồ lúc ấy mà các nhà khoa học gọi là hồ Lisan, bao phủ toàn bộ thung lũng của biển chết, thậm chí bao phủ luôn cả biển Galilee ở phía Bắc.

Các nhà khoa học đã theo dõi những thay đổi này  dựa vào lớp trầm tích nằm ở những ngọn đồi hay vách núi xung quanh hồ. Chúng ta có thể thấy những lớp đá lộ ra, lấp lánh những chất liệu có màu tối hay sáng. Lớp đá màu sáng chính là canxi carbonat kết tủa vào những tháng mùa hè. Những lớp tối là phù sa bị bão đánh dạt vào hồ trong mùa đông. Chúng ta có thể thấy những lớp canxi sulfat và thậm chí muối do mùa khô kéo dài khi lượng nước cung cấp cho biển chết không đủ bù đắp cho sự bay hơi.

Tất cả những lớp trầm tích trong kỷ băng hà cuối cùng vẫn còn đó và chúng ta cần nghiên cứu thêm 20 năm nữa.

Đây là 1 phát hiện đáng chú ý vì nó cho thấy khu vực Trung Đông có thể khô hạn trong thời kỳ trái đất đang ấm lên này. Ngày nay, nguồn nước cung cấp cho hồ đã bị chặn lại bởi sự gia tăng dân số của các quốc gia xung quanh và mực nước trong hồ đang giảm nhanh chóng.

Steve Goldstein, nhà địa hoá học tại đại học Columbia cho biết lý do mực nước trong hồ giảm xuống rõ ràng là do các quốc gia xung quanh hồ đã lấy đi nguồn nước cung cấp. Nhưng hiện nay chúng ta biết rằng trong giai đoạn trái đất ấm lên trước đây, nước mà chúng ta sử dụng ngày nay  đã  ngừng chảy vào hồ. Đó là những gợi ý quan trọng cho con người bởi mô hình khí hậu toàn cầu dự đoán rằng khu vực này sẽ lại khô cằn trong tương lai. Ông đã công bố kết quả công trình khoan của mình tại hội nghị địa vật lý Mỹ, hội nghị thường niên lớn nhất của các nhà khoa học về trái đất.

Phúc Nguyễn