Hàng triệu vi khuẩn “hợp tác” với nhau có thể sẽ giúp tạo ra nguồn ánh sáng tự nhiên từ rác thải sinh hoạt trong chính ngôi nhà chúng ta.

Công ty điện tử Philips đã phát minh ra bóng đèn sinh học, có thể cung cấp ánh sáng ấm và dễ chịu cho bất kỳ phòng nào trong nhà. Bóng đèn – bao gồm rất nhiều ống thủy tinh – phát sáng nhờ phương pháp phát quang sinh học như đom đóm hay sâu phát quang.

Những bóng đèn phát sáng nhờ vi khuẩn

Theo Daily Mail, những ống thủy tinh chứa vi khuẩn phát quang sinh học sẽ phát sáng xanh khi chúng ăn khí mê-tan. Nguồn khí mê-tan sẽ được sản xuất từ chính rác thải hữu cơ trong ngôi nhà thông qua một hệ thống xử lý rác – được kết nối với bóng đèn bằng các ống dẫn khí mê-tan.

Nhà sinh vật học Jim Haseloff, thuộc Đại học Cambridge (Anh) đánh giá mô hình trên là một bước phát triển quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu và tìm kiếm những nguồn ánh sáng ổn định và thân thiện với môi trường.

“Ý tưởng này rất thú vị, vì nó kết hợp giữa nguồn ánh sáng và vi khuẩn – những thứ bạn nghĩ không liên quan tới nhau”, tiến sĩ Jim Haseloff cho biết.

Công ty Philips tin tưởng công nghệ phát quang sinh học cũng có thể được áp dụng để chiếu sáng các con đường từ những cây có khả năng phát quang.

“Chúng ta cần xem xét lại các thiết bị gia dụng và cách tiêu thụ điện. Từ đó, chúng ta có thể hiểu những nhu cầu của con người và biến chúng thành giải pháp”, Clive van Heerden, thành viên của công ty Philips, cho biết.

Hà Hương

Nga cho Việt Nam vay 9 tỷ USD làm điện hạt nhân
Nga đã nhất trí cho Việt Nam vay 8-9 tỷ USD để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam đặt tại Ninh Thuận, hãng tin Bloomberg cho hay.
 
Nga vẫn cần phát triển điện hạt nhân
Sau thảm họa của Nhà máy điện nguyên tử (NMĐNT) Fukushima, nhiều người nghi ngờ tương lai của việc sử dụng năng lượng nguyên tử trong việc cung cấp điện năng. Song Liên bang Nga khẳng định, đối với mình, đó là điều cần thiết.
 
Ô tô sáng màu tiết kiệm năng lượng hơn?
Ô tô sơn màu sáng tiết kiệm năng lượng hơn ô tô sơn màu tối. Đó là kết luận của các nhà nghiên cứu trường Đại học California tại Berkeley (Hoa Kỳ) và đăng trên trang mạng Environmental Energy Technologies Division.