Nó không biết bay, cũng không hút máu như loài dơi ma cà rồng (vampire bat), nhưng điều đó không ngăn cản các nhà động vật học Australia đặt tên cho loài nhái mới mà họ vừa phát hiện là “nhái bay ma cà rồng” (the vampire flying frog).
Chẳng là, Tiến sĩ Jodi Rowley, một nhà sinh vật học thuộc Viện Bảo tàng Australia trong chuyến đi khảo sát vùng rừng núi chưa có tên trong bản đồ ở miền Nam Việt Nam đã tìm thấy một loài nhái lạ, chưa từng nói đến trong bất kỳ tài liệu khoa học nào (xem ảnh). Nó có bộ da trơn nhẫy màu cá vàng, sống trên cây, bám rất chắc vào các cành và nhờ bàn chân có màng, nó nhảy từ cành này sang cành khác.
Ông đặt cho loài loài sinh vật này là “nhái bay ma cà rồng” (vampire flying bat) xuất phát từ hiện tượng ở giai đoạn còn là nòng nọc, nó có những chiếc răng nanh màu đen chìa ra trông giống như hình ảnh Dracula (dân gian thường gọi là “ma cà rồng”), một nhân vật chuyên đi hút máu ngưòi của cuốn truyện kinh dị nổi tiếng của nhà văn Bram Stocker, xuất bản năm 1898 và được đưa lên phim rất nhiều lần. Loài dơi hút máu cũng được gọi bặng thuật ngữ này (vampire bat).
Tên khoa học của loài nhái này được đặt là Rhacophorus vampyrus.
TS Rowley nói: ''Theo tôi biết, những con nòng nọc lạ lùng đến như thế chưa ai thấy bao giờ cho tới khi quan sát chúng dưới kính hiển vi và nhận ra những chiếc răng nanh cứng, màu đen”.
Những chiếc răng nanh này được mô tả là “những chiếc móc đã hoá sừng”, có thể được nòng nọc dùng để săn và ăn mồi. Hoặc cũng có thể được chúng dùng như các chiếc neo tí hon để bám chắc vào một điểm, giúp cho nòng nọc từ dưới ao leo lên cây, nơi chúng biến thái thành nhái và sống suốt đời (trừ khi sinh đẻ). Bàn chân có màng giữa các ngón khiến chúng có thể “liệng” khá xa trênấcc canh cây cây để kiếm ăn.
Tiến sĩ và nhóm nghiên cứu đã phát hiện nhiều con nhái có kích thước khoảng 4,5cm trong những khu rừng thiếu ánh sáng Mặt trời trên cao nguyên Langbiang ở miền Nam Việt Nam (thuộc tỉnh Lâm Đồng) trong những năm 2008-2010.
Tuấn Hà (Theo Smh.com.au)
Nhái bay ma-cà-rồng ... Ảnh: Bảo tàng Australia |
Chẳng là, Tiến sĩ Jodi Rowley, một nhà sinh vật học thuộc Viện Bảo tàng Australia trong chuyến đi khảo sát vùng rừng núi chưa có tên trong bản đồ ở miền Nam Việt Nam đã tìm thấy một loài nhái lạ, chưa từng nói đến trong bất kỳ tài liệu khoa học nào (xem ảnh). Nó có bộ da trơn nhẫy màu cá vàng, sống trên cây, bám rất chắc vào các cành và nhờ bàn chân có màng, nó nhảy từ cành này sang cành khác.
Ông đặt cho loài loài sinh vật này là “nhái bay ma cà rồng” (vampire flying bat) xuất phát từ hiện tượng ở giai đoạn còn là nòng nọc, nó có những chiếc răng nanh màu đen chìa ra trông giống như hình ảnh Dracula (dân gian thường gọi là “ma cà rồng”), một nhân vật chuyên đi hút máu ngưòi của cuốn truyện kinh dị nổi tiếng của nhà văn Bram Stocker, xuất bản năm 1898 và được đưa lên phim rất nhiều lần. Loài dơi hút máu cũng được gọi bặng thuật ngữ này (vampire bat).
Tên khoa học của loài nhái này được đặt là Rhacophorus vampyrus.
...và nòng nọc của nó. Ảnh: Bảo tàng Australia |
TS Rowley nói: ''Theo tôi biết, những con nòng nọc lạ lùng đến như thế chưa ai thấy bao giờ cho tới khi quan sát chúng dưới kính hiển vi và nhận ra những chiếc răng nanh cứng, màu đen”.
Những chiếc răng nanh này được mô tả là “những chiếc móc đã hoá sừng”, có thể được nòng nọc dùng để săn và ăn mồi. Hoặc cũng có thể được chúng dùng như các chiếc neo tí hon để bám chắc vào một điểm, giúp cho nòng nọc từ dưới ao leo lên cây, nơi chúng biến thái thành nhái và sống suốt đời (trừ khi sinh đẻ). Bàn chân có màng giữa các ngón khiến chúng có thể “liệng” khá xa trênấcc canh cây cây để kiếm ăn.
Tiến sĩ và nhóm nghiên cứu đã phát hiện nhiều con nhái có kích thước khoảng 4,5cm trong những khu rừng thiếu ánh sáng Mặt trời trên cao nguyên Langbiang ở miền Nam Việt Nam (thuộc tỉnh Lâm Đồng) trong những năm 2008-2010.
Tuấn Hà (Theo Smh.com.au)