Lỗ đen khổng lồ nằm ngay trung tâm thiên hà của chúng ta có thể đã “xơi tái” vô số thiên thạch xấu số.

Đó là kết luận của một nhóm các nhà thiên văn khi cố giải thích vì sao hố đen Sagittarius A* này lại phát ra tia X sáng lóa khoảng một lần mỗi ngày. Những vụ nổ có độ sáng khác nhau và thường kéo dài khoảng vài giờ.

Những luồng sáng tia X bí ẩn phát ra từ hố đen mỗi lần một ngày
Các nhà khoa học nghi ngờ rằng, có một số lượng lớn thiên thạch đang bao quanh hố đen này. Bất cứ thiên thạch nào bay ngang mà có khoảng cách tới hố đen dưới 100 triệu dặm (tương đương từ Trái đất đến Mặt trời) sẽ phải đầu hàng trước sức hút khủng khiếp của hố đen và bị nó “xé xác” thành từng mảnh nhỏ.

Trong quá trình thi thể của thiên thạch bốc cháy và bị hút vào hố đen, chúng sẽ bốc hơi và sinh ra những chùm bức xạ tia X phát sáng mà chúng ta quan sát thấy. Hố đen sẽ nuốt chửng thiên thạch cho tới mảnh vụn cuối cùng, Nhà thiên văn Peter Edmonds của Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonia cho biết trên Discovery News.

“Nhiều năm qua, giới khoa học đã đưa ra một số giả thuyết để giải thích những luồng sáng tia X phát ra từ hố đen có khối lượng gấp 4 triệu lần mặt trời này. Một trong số đó là quầng đĩa vật chất của các ngôi sao gần đó sẽ phát ra tia X khi bị sóng xung chấn va phải.

“Đó luôn là một bí ẩn. Đã có những bằng chứng về việc các ngôi sao bị hố đen xé xác nhưng thiên thạch thì phổ biến hơn sao nhiều”, ông Edmonds cho biết.

Trọng Cầm