Sở dĩ hạt neutrino nhanh hơn ánh sáng là vì đường cáp từ nơi nhận GPS đến máy tính không chuẩn. Đó là thông báo của tạp chí Science đăng lại giải thích của một blogger có địa chỉ SienceInsider.
Đường cáp từ nơi nhận
GPS đến máy tính không chuẩn có thể là nguyên nhân khiến neutrino trở thành siêu hạt. Ảnh: Greece. |
Sau khi sự kết nối đã được chỉnh sửa, các nhà vật lý đã tính toán có bao nhiêu tín hiệu quang học đi qua đường cáp và chỉ số này đã giảm xuống 60 nanogiây.
Khi tính toán thời gian chuyển động của neutrino từ nơi xuất phát đến detector, phải trừ đi thời gian, cần thiết để xử lý tín hiệu (trong đó có cả thời gian mất đi do chuyển động của các xung dọc theo dây dẫn).
Như vậy, cùng với những số liệu thực nghiệm ấy, nếu suy luận thận trọng sẽ thấy không hề có một sự chuyển động nhanh hơn ánh sáng nào.
Đại diện chính thức của CERN là James Gillies nói: "Đó là một giả thuyết có khả năng, vì chỉ ra được một nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đo nhưng chúng ta chưa thể biết điều đó chắc chắn đến đâu chừng nào mà chưa tiếp tục tiếp những thí nghiệm với chùm hạt (neutrino) này. Trong tháng 5, thí nghiệm sẽ được lặp lại tại CERN một lần nữa”.
Những thông báo đầu tiên về neutrino nhanh hơn ánh sáng xuất hiện vào ngày 23/9/2011. Lúc đó các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Gran Sasso khi đang thực hiện thí nghiệm OPERRA để nghiên cứu sự dao động của neutrino đã phát hiện neutrino muy từ máy gia tốc tại CERN đã chuyển động nhanh hơn thời gian tính toán 60 nanogiây. Từ đó tính ra các hạt chuyển động nhanh hơn ánh sáng 1,0000248 giây.
Sau đó trên trang mạng arXiv.org các nhà khoa học đã đưa lên một số lượng lớn các ý kiến cá nhân, phân tích kết quả mà OPERA đã thu được. Trong số này, có nhiều bài báo mà các tác giả đã chỉ ra những sai lầm có khả năng của kết quả đo. Ví dụ có một nhà vật lý cho rằng các nhà khoa học ở Gran Sasso đã không tình đến chuyển động của các vệ tinh GPS, dùng trong thí nghiệm so với chùm neutrino.
Bảo Châu