Quá trình acid hóa các đại dương đang diễn ra với tốc độ nhanh kỷ lục trong vòng 300 triệu năm trở lại đây, đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái biển.

Máy tính dự đoán về nồng độ pH trong nước biển vào năm 2100 dựa trên lượng khí thải vào khí quyển như hiện nay. Các chấm màu tím để chỉ các rặng san hô nước lạnh, trong khi chấm đỏ biểu thị san hô nước ấm. Thang điểm pH nằm bên tay phải.

Việc đốt nhiên liệu hóa thạch và thải khí carbon dioxide ào ạt vào bầu khí quyển không chỉ làm thương tổn không khí mà còn đe dọa cả đại dương, Cơ quan Đại Dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết.

Các đại dương sẽ hấp thụ carbon dioxide mà hệ quả là nồng độ acid pH trong nước biển sẽ tăng lên. Điều này có nghĩa là các rặng san hô sẽ lớn chậm hơn và khả năng tồn tại của các loài thủy sinh cũng giảm xuống.

Giờ đây, nồng độ pH trong nước biển toàn cầu đang tăng nhanh kỷ lục. Mặc dù vậy, việc tiên lượng tác động của hiện tượng này trong tương lai là rất khó, bởi các thí nghiệm cũng như quan sát thực địa bị hạn chế, một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Science phân tích.

Biến đổi khí hậu và quá trình acid hóa nước biển nhanh kỷ lục sẽ tác động thế nào đến thủy sinh vẫn còn là một ẩn số
Để vượt qua được trở ngại về thu thập mẫu vật, các nhà khoa học đã tra cứu lại điều kiện khí hậu của Trái đất từ 300 triệu năm trước, từ đó cố gắng xác định mối liên hệ giữa sự tuyệt chủng của các loài thủy sinh/động vật trên cạn, sự tiến hóa đối với sự thay đổi của nước biển.

Họ tình cờ tìm thấy một trường hợp đặc biệt xảy ra cách đây 56 triệu năm, khi một lượng khí carbon khổng lồ được núi lửa phun vào bầu khí quyển. Nhiệt độ trung bình khi đó đã tăng 10,8 độ, đại dương có mật độ pH tăng thêm 0,4 trên thang điểm 14. Nhiều loài san hô và thủy sinh đã tuyệt chủng. Giai đoạn này kéo dài suốt 5000 năm.

Theo dự đoán, đến năm 2100, nồng độ acid trong nước biển sẽ tăng thêm 0,2 – 0,3 pH.

“Căn cứ vào tốc độ thay đổi hiện nay, chúng tôi thực sự lo ngại về những gì có thể xảy đến trong tương lai”, tác giả nghiên cứu chia sẻ trên Science.

Y Lam