Nhiều bậc phụ huynh chỉ biết trông cậy vào thuốc kháng sinh khi con cái họ ốm. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo, các loại thuốc kháng sinh phổ biến hiện nay tiêu diệt vi khuẩn trong đường ruột, do đó có thể hủy hoại hệ thống miễn dịch của trẻ và làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh hen suyễn dị ứng.

Theo các chuyên gia, hen suyễn dị ứng là dạng phổ biến nhất của bệnh hen suyễn và khởi phát từ các tác nhân như phấn hoa, hạt bụi hoặc đất.


Một bé trai đang sử dụng bình xịt chống hen suyễn. Ảnh: Daily Mirror
Hen suyễn dị ứng hiện làm điêu đứng hơn 100 triệu người trên khắp thế giới. Tốc độ phát triển của căn bệnh này đạt trung bình 50% mỗi thập kỷ, đặc biệt tăng mạnh ở trẻ em tại các nước phát triển.

Nghiên cứu của Brett Finlay - giáo sư chuyên ngành vi trùng học thuộc Đại học British Columbia cùng các cộng sự đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm lần đầu tiên cho nhận định rằng trẻ nhỏ dùng càng nhiều kháng sinh càng dễ bị hen suyễn dị ứng.

Có khoảng 100.000 tỷ vi khuẩn thuộc hơn 1.000 loại khác nhau đang định cư trong ruột của con người. Những vi sinh vật này đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta.

Tuy nhiên, giáo sư Finlay cho hay, các hoạt động của xã hội hiện đại, ví dụ như những biện pháp vệ sinh cải tiến và sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan, đang làm biến mất các loại vi khuẩn nguyên thủy trong đường ruột của chúng ta, đe dọa hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

“Các hoạt động như vậy khiến hệ thống miễn dịch của con người trở nên quá nhạy cảm với những yếu tố vốn vô hại trong môi trường, gây ra tình trạng bệnh như hen suyễn dị ứng”, ông Finlay lý giải thêm.

Nhóm nghiên cứu của ông Finlay đã tiến hành thí nghiệm để xác định cách thức ảnh hưởng của 2 loại thuốc kháng sinh phổ biến là streptomycin và vancomycin đối với “hệ sinh thái” vi khuẩn trong ruột của chuột.

Họ phát hiện, các thuốc kháng sinh đã làm thay đổi sự cân bằng vi khuẩn trong đường ruột của những con chuột non và làm chứng hen suyễn ở các đối tượng nghiên cứu này trở nên trầm trọng hơn. Trong khi đó, thuốc kháng sinh không tác động đến tính nhạy cảm dễ gây bệnh hen suyễn ở chuột trưởng thành. Điều này ám chỉ rằng, giai đoạn đầu đời rất quan trọng đối với sự hình thành một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Tuấn Anh

Càng ít ngủ càng dễ béo phì

Cứ như thể cảm giác mệt mỏi do thiếu ngủ còn là chưa đủ, các nhà khoa học vừa tuyên bố, việc không có được một đêm đẫy giấc còn có thể gây ra bệnh béo phì.

Thêm quái vật ăn ruỗng mặt người

Một loại ký sinh trùng ăn thịt đã “xơi” ruỗng mặt và lưng của một nam giới người Mỹ trong khi anh đang đi nghỉ mát cùng vợ sắp cưới.

Chất béo: Kẻ thù của 'tinh binh'

Những người đàn ông ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo có lượng tinh trùng ít hơn 40% so với số áp dụng chế độ dinh dưỡng ít chất béo, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Y tế Dartmouth (Mỹ).