Đây là cảnh báo của ông Jacques Moussafir, công ty ARIA Technologies (Pháp) tại tại Hội thảo "Cải thiện, chất lượng không khí và giao thông đô thị" do Bộ TN&MT phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại VN tổ chức ngày 21/3.
ARIA Technologies là công ty chuyên cung cấp giải pháp phần mềm tính toán, mô phỏng ô nhiễm môi trường không khí và hỗ trợ dự báo khí tượng.
Cũng theo ông Jacques Moussafir, "Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nhất châu Á, và thành phố ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á".
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường, ô nhiễm tại Hà Nội đã vượt quy chuẩn cho phép chủ yếu là hàm lượng bụi cao hơn 1-2 lần tiêu chuẩn. Đặc biệt, tại các công trình xây dựng, mức độ ô nhiễm không khí cao hơn gấp 5-6 lần quy chuẩn cho phép. Tại nhiều nút giao thông như Kim Liên- Giải Phóng, Phùng Hưng - Hà Đông, những khu vực đông dân cư, nồng độ bụi thường cao hơn mức cho phép, có lúc lên gấp 7 lần.
Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á |
Nguồn gây ô nhiễm chính, số liệu Bộ GTVT cho thấy, là hoạt động giao thông với 70% tỷ lệ đóng góp ô nhiễm không khí tại Hà Nội. Với khoảng 4 triệu phương tiện giao thông, hoạt động giao thông chiếm tới 85% lượng khí thải CO và 95% lượng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs). VOCs là các độc tố làm giảm trí nhớ, khả năng nhận thức, phối hợp động tác giữa mắt và tay, gia tăng tỷ lệ ung thư.
Nếu không có biện pháp nào ngăn chặn, nồng độ phát thải bụi mỗi năm tại Hà Nội có thể đạt 200mg/m3 vào năm 2020, gấp 10 lần mức khuyến cáo của WHO, theo ông Jacques.
Nếu tình huống trên xảy ra, số lượng trường hợp nhiễm bệnh do ô nhiễm không khí sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. Nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp và mạn tính, hen suyễn, vấn đề tim mạch sẽ tăng gấp đôi, đặc biệt là với trẻ nhỏ và người già.
Mới đây, kết quả công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos cho thấy, Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có môi trường không khí tệ nhất thế giới, đứng thứ 123 trong tổng số 132 nước.
Mất hàng trăm tỷ đồng mỗi năm vì bụi PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường, trường ĐH Khoa học Tự Nhiên (ĐH QGHN) từng đánh giá: "Các năm trước khi nghiên cứu, chúng tôi ước tính con số thiệt hại hàng năm do bui khoảng từ 200 đến 500 tỷ đồng/năm. Còn bây giờ, theo tôi thiệt hại này nghiêng về con số 500 tỉ đồng mỗi năm". TS. Cơ cũng cho biết, qua phân tích các mẫu không khí quan trắc được, không khí tại Hà Nội có chứa các chất như Hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs), muội than (Carbon black), 30 nguyên tố khác như Chì, Asen... "Hydrocacbon thơm đa vòng là một loại chất cực độc, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người khi hít phải. Nó gây nên nhiều loại bệnh tật, các căn bệnh hiểm nghèo. Dễ nhận thấy nhất là các bệnh về phổi và đường hô hấp do hít phải bụi, đặc biệt là trẻ em. Kéo theo đó la chi phí cho việc khám chữa bệnh rất tốn kém", TS. Cơ đánh giá. (VTC) |
Thiếu điện, VN hướng tới năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo với các vấn đề: thực trạng và tương lai phát triển tại Việt Nam, công nghệ và bài học kinh nghiệm thế giới sẽ là nội dung trọng tâm của Enerexpo 2012 diễn ra từ 21 - 23/3/2012.
Thủ phạm ô nhiễm không khí Hà Nội: Giao thông
Khoảng 60-70% ô nhiễm không khí ở các đô thị Việt Nam như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng là do giao thông gây ra.
Việt Nam: Voọc hiếm có cơ tuyệt chủng
Voọc đầu trắng (hay voọc Cát Bà), một trong những loài linh trưởng
quý hiếm nhất trên thế giới, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do nạn
săn cây cảnh tự nhiên.
|