Hiện tượng nhật thực có thể làm thay đổi thời tiết trên quy mô nhỏ tại những vùng bị che khuất, theo một phân tích về hiện tượng nhật thực toàn phần.

Nhật thực xảy ra khi Mặt trăng đi qua giữa Trái đất và Mặt trời và che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt trời khi quan sát từ Trái đất. Các nhà thiên văn học đã biết rằng nhật thực có thể làm giảm nhiệt độ ở những vùng bị che khuất trên Trái đất xuống khoảng 3 độ C.

Hiện tượng nhật thực có thể làm thay đổi tốc độ và hướng gió

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học thuộc Đại học Reading (Anh) phát hiện hiện tượng, nhật thực thậm chí có thể làm thay đổi thời tiết, như tốc độ và hướng gió cũng như liên quan tới các hiện tượng thiên văn lạ khác.

Tiến sĩ Giles Harrison và cộng sự đã thu thập dữ liệu về thời tiết liên quan tới hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra vào tháng 8/1999. Nhật thực khi đó đã che khuất các vùng dọc châu Âu, bao gồm cả Devon và Cornwall ở Anh.

Từ những dữ liệu thu được, nhóm nghiên cứu xây dựng mô hình trên máy tính các hình thái thời tiết vào thời điểm trước, trong và sau khi xảy ra nhật thực. Sau đó, họ so sánh các hình thái thời tiết này với nhau.

Kết quả cho thấy, tốc độ gió giảm 2,5 km/giờ và hướng gió cũng thay đổi khoảng 20 độ về phía Nam khi xảy ra hiện tượng nhật thực. Trên thực tế, nhiều người ở những vùng ảnh hưởng của nhật thực cho biết họ cảm thấy hướng gió thay đổi khi hiện tượng này xảy ra.

“Khi hiện tượng nhật thực làm thay đổi nhiệt độ, nó dường như cũng khiến gió thổi chậm hơn và chệch hướng. Điều này có thể giúp giải thích tại sao mọi người cảm thấy gió thay đổi hướng khi xảy ra nhật thực”, tiến sĩ Harrison cho biết trên National Geographic.

Hà Hương

Tìm thấy hành tinh 'anh cả' trong vũ trụ
Các nhà khoa học vừa phát hiện hai hành tinh lâu đời nhất trong vũ trụ. Chúng cùng quay quanh một ngôi sao cách Trái đất 375 năm ánh sáng.
 
Cuộc ‘diễu hành thế kỷ’ của các hành tinh
Tháng 7 năm nay sẽ diễn ra một hiện tượng vũ trụ hiếm hoi: cuộc diễu hành của các hành tinh với sự tham gia của Thủy tinh, Trái đất và Mặt trời.
 
Trái đất là một khối cầu không hoàn hảo
Các nhà khoa học phát hiện, Trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta,chứa bao nhiêu điều lạ lùng. Trước hết đây là một quả cầu duy nhất có sự sống nhưng rất không hoàn hảo.