Nghiên cứu gần đây về loài khỉ macaque, một loài khỉ đuôi ngắn khá phổ biến ở châu Á đã giúp giải quyết một câu hỏi từ lâu trong giới khoa học về mối liên hệ giữa vị trí xã hội và sức khỏe.

Khỉ macaque
Theo BBC, trong các nghiên cứu trước đây về loài khỉ này, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng vị trí thống trị trong cộng đồng của một con khỉ có tương quan với mức độ căng thẳng, mà có liên quan tới tới hormone giới tính, lượng hóa chất trong não và lượng tế bào máu.

Nhưng chưa có ai trả lời được vì sao khả năng miễn dịch bị cân bằng của  suy yếu, hoặc một số hóa chất lại có liên quan tới thứ vị trí cụ thể trong xã hội?

Jenny Tung, phó giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Duke và các đồng nghiệp của cô, đã giải quyết câu hỏi này bằng cách cẩn thận xác định cấp bậc xã hội cho 10 nhóm khỉ nâu, mỗi nhóm gồm 5 con cái. Sau đó, các nhà nghiên cứu tiến hành đo các chỉ số của các tế bào miễn dịch, các tế bào máu.

Họ nhận thấy rằng mức độ miễn dịch trong máu có sự thay đổi tương ứng với những thay đổi về vị trí, cấp bậc “xã hội” của từng con khỉ.  Và dựa trên cơ sở của những cấp độ lưu thông các tế bào miễn dịch của chúng, các nhà nghiên cứu có thể dự đoán chính xác vị trí “xã hội” của khỉ cái trong đàn với độ chính xác lên tới 80%. Các kết quả này đã giải thích mối liên hệ giữa môi trường xã hội và các chỉ số sinh học.

Các nhà nghiên cứu cũng đã quan sát những thay đổi trong AND của khỉ macaque và phát hiện ra rằng vai trò thống trị trong một nhóm có liên quan tới sự xuất hiện hoặc sự vắng mặt của các nhóm methyl, một hợp chất có thể làm thay đổi biểu hiện của gen. Khi khỉ cái di chuyển từ vị trí thấp trong nhóm lên một vị trí cao hơn, hệ thống miễn dịch của nó có một phản ứng rất nhanh.

Điều tương tự cũng xảy ra khi khỉ cái “rớt hạng” trong cộng đồng. Nhóm nghiên cứu cũng hi vọng phát hiện này có thể đưa tới kết luận tương tự với xã hội loài người.

Nghiên cứu đã được đăng tải trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS).

Hà Nguyễn