Caffeine trong cà phê có thể làm khô miệng bằng cách làm chậm quá trình tiết nước bọt, dẫn tới hôi miệng.
Mùi của cà phê gây ra hôi miệng. Ảnh: Morgurefile.
Chúng ta có xu hướng mang mùi của những thực phẩm ta ăn và những chất lỏng ta uống. Các loại thức ăn đồ uống đó được tiêu hóa trong dạ dày và ruột, nhưng chất hóa học trong chúng truyền khắp cơ thể của ta qua đường máu. Thức ăn hay đồ uống có mùi càng mạnh, cơ thể cũng như hơi thở của ta mang càng nhiều mùi đó. Các loại thực phẩm và chất lỏng nguy hiểm nhất với mùi cơ thể thường chứa các hợp chất lưu huỳnh cao, như cà phê.

Caffeine trong cà phê có thể làm khô miệng bằng cách làm chậm quá trình tiết nước bọt, dẫn tới hôi miệng. Hôi miệng do thiếu nước bọt do một vài nguyên nhân như sau:

Nước bọt giúp ngăn cản vi khuẩn trong miệng ta, bên cạnh đó nước bọt còn giúp ta tiêu hóa thức ăn thừa ở răng và các vùng khác trong miệng. Nếu không có nước bọt, vi khuẩn gây hôi miệng sẽ phát triển vượt tầm kiểm soát.

Tương tự như thế, nếu bạn không tiết đủ nước bọt để tiêu hóa thức ăn thừa trong miệng, vi khuẩn tấn công và gây ra hôi miệng. Cà phê thực sự nguy hiểm bởi lượng lưu huỳnh trong nó giúp các vi khuẩn gây hôi miệng phát triển.

Lý do cuối cùng khiến cà phê không tốt cho chúng ta đơn giản là loại thức uống này có mùi tệ hơn vị của nó. Khi cà phê kết hợp cùng (một vài) mùi trong miệng bạn có thể dẫn tới một hơi thở khá tồi tệ. Một khả năng nữa là khi cà phê được kết hợp với các hợp chất khác như sữa, đường cũng dẫn tới hôi miệng.

Ngọc Ánh