Vấn đề mà nhiều người thường gặp phải khi cố gắng che giấu sự căng thẳng, lo lắng của mình - trong mọi tình huống - là chúng ta thường vô tình làm điều trái ngược hoàn toàn.
Theo Joe Navarro, một cựu điệp viên FBI kiêm tác giả cuốn sách "Điều mọi CƠ THỂ đều tiết lộ", cơ thể của chúng ta dễ dàng phản bội chủ nhân và phản ánh tâm trạng sâu kín của bạn một cách rõ nét. Cơ chế này bắt nguồn từ thời nguyên thủy, khi nó là một phương thức giúp con người nhanh chóng nhận diện những mối nguy hiểm.
Dưới đây là những biểu hiện không lời phổ biến của sự căng thẳng mà bạn rất khó kiểm soát, nếu như không có sự tập luyện và để ý thường xuyên:
1. Bạn chạm vào mặt
2. Bạn nháy mắt/chớp mắt thường xuyên
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, tỷ lệ nháy mắt/chớp mắt sẽ tăng lên khi bạn bị căng thẳng hoặc khi bạn đang nói dối về điều gì đó. Đây là một phản ứng tâm lý tự động, do đó bạn thậm chí còn chẳng nhận ra là mình đang chớp mắt/nháy mắt nữa kìa.
3. Bạn mím môi
4. Bạn nghịch tóc
Việc xoắn những lọn tóc là một thí dụ điển hình của những hành vi lặp đi lặp lại được Navarro miêu tả là "xoa dịu bản thân". Về cơ bản, làm đi làm lại một việc là cách để giải tỏa một phần căng thẳng, lo lắng mà bạn đang cảm thấy trong người.
Trong những tình huống căng thẳng cực điểm, hành vi này có thể trở thành bệnh lý và chủ thể có thể giật đứt cả mảng tóc.
5. Bạn vặn/bẻ tay
Hành vi này có thể diễn ra theo nhiều hình thái khác nhau. Một số người đan các ngón tay vào nhau rồi vặn, số khác đan tay rồi xoa tròn một cách kỳ cục, vài người thì bẻ các khớp tay.
Những hành vi tái lặp này là cách để bạn tự xoa dịu các dây thần kinh của mình, mặc dù chúng ta có thể hoàn toàn không ý thức được là mình đang làm việc đó.
6. Bạn xoa, cọ da tay
Một số người khi quá căng thẳng thường xoa, vò da tay cho đến khi chúng trầy xước và chảy máu. Ban đầu, mục đích của hành động này chỉ là để giải phóng nỗi căng thẳng trong cơ thể, nhưng kết cục cuối cùng có thể gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng.
7. Bạn ngáp dài
Theo Navarro, kéo giãn cơ hàm thực chất là một cách kích hoạt dây thần kinh TMJ và làm giảm cảm giác stress. Trên thực tế, những con vật khi căng thẳng cũng có hành vi y hệt như vậy. Các nghiên cứu khác cũng nhận thấy, ngáp giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, đưa không khí mát vào mũi và miệng (Stress và căng thẳng khiến cho cơ thể tăng nhiệt độ).