Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố phát hiện 24 loài thằn lằn mới ở các hòn đảo thuộc vùng Caribe, tuy nhiên khoảng một nửa các loài này hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Thằn lằn bóng chân ngắn Anguilla Bank - một trong 24 loài mới phát hiện - Ảnh: Karl Questel/Live Science. |
Đặc điểm chung của chúng là có vảy nhỏ tròn và mịn, bề ngang cơ thể dày, cổ cử động mạnh và có chân ngắn.
Các nhà khoa học cho biết trung bình trên thế giới có khoảng 130 loài thằn lằn mới được phát hiện mỗi năm. Tuy nhiên kể từ năm 1800 đến nay, con số trên giảm mạnh với chỉ khoảng 20 loài. Điều này cho thấy việc tìm thấy 24 lằn lằn mới nêu trên tại vùng Caribe là quan trọng và quý hiếm trong thời điểm hiện nay.
Theo các nhà khoa học, loài cầy lỏn (mongoose, Urva auropunctata) được du nhập vào các hòn đảo vùng Caribe từ Ấn Độ vào năm 1872 để tiêu diệt loài chuột phá hoại những cánh đồng mía. Tuy nhiên, đây chính là thủ phạm đã “tàn sát” hầu hết các loài động vật bò sát tại đây trong một thời gian dài (nhưng không được các nhà bảo tồn chú ý đến), trong đó các loài thằn lằn bóng chân ngắn phải cùng “chịu chung” số phận và đang bên bờ tuyệt chủng.
Thằn lằn bóng chân ngắn còn có tập tính sinh sản khác biệt so với các loài thằn lằn khác. Đó là con cái mang thai (chứ không đẻ trứng), có nhau thai nuôi dưỡng bào thai và sau đó đẻ con. Thời gian sinh sản diễn ra trong vòng một năm và trong thời gian này, con cái mang thai rất dễ bị tổn thương bởi các động vật ăn thịt.
Thiên Nhiên