Dùng thuốc kết hợp với liệu pháp dinh dưỡng y khoa và điều chỉnh lối sống là
những giải pháp tối ưu để kiểm soát bệnh đái tháo đường - GS.TS.BS Osama Hamdy -
Trung tâm Đái tháo đường Joslin, Trường Y khoa Harvard (Mỹ) cho biết.
Đây là thông tin tại Hội thảo cập nhật liệu pháp Dinh dưỡng y học trong phòng ngừa và điều trị Hội chứng chuyển hóa do Hội Dinh dưỡng Việt Nam tổ chức, dưới sự tài trợ của nhãn hàng Glucerna Triple Care (Abbott Hoa Kỳ). Theo GS.TS.BS Osama Hamdy, nếu không được kiểm soát tốt đái tháo đường sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm về thận, mắt, thần kinh, đặc biệt là tim mạch và tình trạng béo phì
- Xin giáo sư cho biết mối liên quan giữa ĐTĐ với bệnh tim mạch, tình trạng thừa cân và vòng eo lớn ở người mắc ĐTĐ?
Người ĐTĐ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao gấp 2 - 4 lần so với người bình thường. Cơ chế chuyển hóa của ĐTĐ typ 2 là sự kết hợp đề kháng insulin và giảm dần chức năng tiết insulin của các tế bào bêta tuyến tụy. Đề kháng insulin xuất hiện và thường kèm theo các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tình trạng tăng đông máu. Tỷ lệ tử vong do đột qụy ở người ĐTĐ cao gấp 3 lần so với người không bị bệnh.
Hiện nay, tỷ lệ người béo phì bị ĐTĐ rất cao. Béo phì là sự tích tụ các tế bào
mỡ đặc biệt ở vùng bụng và vùng tạng. Sự tích lũy mỡ này sẽ làm hạn chế đề kháng
của isulin. Ngoài ra mỡ còn tiết ra hormone, các nội tiết tố và gây nên các phản
ứng viêm. Những phản ứng viêm này làm người béo phì dễ mắc bệnh tim mạch.
Đối với người ĐTĐ, ở nam vòng eo trên 90cm, ở nữ trên 80cm thì coi có tích lũy nhiều mỡ ở vùng bụng và có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch. Giải pháp nhanh nhất cho tình trạng béo phì ở người ĐTĐ là điều chỉnh chế độ ăn. Do vậy, một chiến lược dinh dưỡng đúng đặc biệt cần thiết đối với người ĐTĐ.
- Như giáo sư đã khẳng định dinh dưỡng y khoa là phương pháp hiệu quả trong kiểm soát bệnh ĐTĐ, cụ thể phương pháp này là gì?
Dinh dưỡng y khoa bản chất là dinh dưỡng nhưng đặc biệt hơn vì nó là dinh dưỡng trị liệu. Đối với người ĐTĐ, dinh dưỡng không chỉ để nuôi ăn mà còn là biện pháp điều trị cho bệnh nhân. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch, giảm cân nặng và vòng eo ở người ĐTĐ. Trong điều trị dinh dưỡng đối với người ĐTĐ, cần chú ý đến 3 thành phần: cacbonhydrate (chất bột đường), chất béo và protein.
Cần giảm carbonhydrate trong khẩu phần ăn vì ăn nhiều carbonhydrate sẽ làm giảm sức đề kháng của isulin, đồng thời phải lựa thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) phải thấp, để đường được phóng thích vào máu từ từ. Cacbonhydrate có nhiều loại, có loại có chất xơ, có loại không có chất xơ. Cacbonhydrate tốt là loại có nhiều chất xơ, làm cho đường hấp thụ chậm lại, kéo dài thời gian vận chuyển trong ruột và ngăn ngừa táo bón. Với chất béo, tăng cường lượng MUFA tức là axit béo đơn nối đôi. Ngoài ra còn có các axit đa nối đôi tốt còn gọi PUFA, axit Omega-3 thường có trong cá và dầu thực vật. Nó làm giảm triglycerde và làm giảm hội chứng viêm gây nên do bệnh lý và tốt cho sức khỏe tim mạch. Riêng protein, rất quan trọng, đặc biệt đối với người ĐTĐ bị béo phì vì khối nạc của cơ thể bị giảm đi cho nên phải tăng cường protein.
Như vậy, trong thực phẩm dành cho người ĐTĐ thì phải đảm bảo được giảm lượng cacbonhydrate và tăng lượng chất xơ (FOS), GI thấp đồng thời bổ sung chất béo gồm MUFA, PUFA (đơn nối đôi và đa nối đôi), làm giảm lượng chất béo bảo hòa xuống tốt nhất (<10%), và người ĐTĐ có nguy cơ béo phì cần giảm dưới 7%. Đồng thời cần tăng cường lượng protein để có thể có điều kiện tích lũy nạc cho cơ thể.
- Khuyến cáo của ông về dinh dưỡng dành riêng cho người ĐTĐ ở Việt Nam?
Dinh dưỡng trong điều trị ĐTĐ là sự điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cho người bệnh. Người Việt Nam thường ăn nhiều cơm là thực phẩm có lượng tinh bột cao, GI cao. Người ĐTĐ không bỏ gạo nhưng phải ăn ít cơm đi. Ăn nhiều các loại rau, ăn rau với cơm thì sẽ làm cho chỉ số đường huyết giảm đi và tốt hơn cho bệnh nhân. Phải thay đổi thói quen dùng nhiều các món chiên, xào, rán sang chế độ ăn thường xuyên có rau luộc.
Nên dùng nhiều các loại thực phẩm chứa protein từ thực vật như đậu phụ, các loại đậu. 1 tuần ăn từ 3 đến 4 bữa cá để đảm bảo đủ chất béo tốt cho cơ thể. Nên tránh các chất béo như transfat, chất béo bão hòa…Thay thế vào đó những loại chất béo đơn hay đa nối đôi… Sử dụng các sản phẩm chuyên biệt dành cho người ĐTĐ một hay hai lần mỗi ngày để thay thế bữa ăn thông thường sẽ rất tốt cho người bệnh ĐTĐ.
Minh Anh (ghi)
Đây là thông tin tại Hội thảo cập nhật liệu pháp Dinh dưỡng y học trong phòng ngừa và điều trị Hội chứng chuyển hóa do Hội Dinh dưỡng Việt Nam tổ chức, dưới sự tài trợ của nhãn hàng Glucerna Triple Care (Abbott Hoa Kỳ). Theo GS.TS.BS Osama Hamdy, nếu không được kiểm soát tốt đái tháo đường sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm về thận, mắt, thần kinh, đặc biệt là tim mạch và tình trạng béo phì
- Xin giáo sư cho biết mối liên quan giữa ĐTĐ với bệnh tim mạch, tình trạng thừa cân và vòng eo lớn ở người mắc ĐTĐ?
Người ĐTĐ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao gấp 2 - 4 lần so với người bình thường. Cơ chế chuyển hóa của ĐTĐ typ 2 là sự kết hợp đề kháng insulin và giảm dần chức năng tiết insulin của các tế bào bêta tuyến tụy. Đề kháng insulin xuất hiện và thường kèm theo các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tình trạng tăng đông máu. Tỷ lệ tử vong do đột qụy ở người ĐTĐ cao gấp 3 lần so với người không bị bệnh.
GS.TS.BS Osama Hamdy phát biểu tại Hội thảo cập nhật liệu pháp Dinh dưỡng y học trong phòng ngừa và điều trị Hội chứng chuyển hóa |
Đối với người ĐTĐ, ở nam vòng eo trên 90cm, ở nữ trên 80cm thì coi có tích lũy nhiều mỡ ở vùng bụng và có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch. Giải pháp nhanh nhất cho tình trạng béo phì ở người ĐTĐ là điều chỉnh chế độ ăn. Do vậy, một chiến lược dinh dưỡng đúng đặc biệt cần thiết đối với người ĐTĐ.
- Như giáo sư đã khẳng định dinh dưỡng y khoa là phương pháp hiệu quả trong kiểm soát bệnh ĐTĐ, cụ thể phương pháp này là gì?
Dinh dưỡng y khoa bản chất là dinh dưỡng nhưng đặc biệt hơn vì nó là dinh dưỡng trị liệu. Đối với người ĐTĐ, dinh dưỡng không chỉ để nuôi ăn mà còn là biện pháp điều trị cho bệnh nhân. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch, giảm cân nặng và vòng eo ở người ĐTĐ. Trong điều trị dinh dưỡng đối với người ĐTĐ, cần chú ý đến 3 thành phần: cacbonhydrate (chất bột đường), chất béo và protein.
Cần giảm carbonhydrate trong khẩu phần ăn vì ăn nhiều carbonhydrate sẽ làm giảm sức đề kháng của isulin, đồng thời phải lựa thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) phải thấp, để đường được phóng thích vào máu từ từ. Cacbonhydrate có nhiều loại, có loại có chất xơ, có loại không có chất xơ. Cacbonhydrate tốt là loại có nhiều chất xơ, làm cho đường hấp thụ chậm lại, kéo dài thời gian vận chuyển trong ruột và ngăn ngừa táo bón. Với chất béo, tăng cường lượng MUFA tức là axit béo đơn nối đôi. Ngoài ra còn có các axit đa nối đôi tốt còn gọi PUFA, axit Omega-3 thường có trong cá và dầu thực vật. Nó làm giảm triglycerde và làm giảm hội chứng viêm gây nên do bệnh lý và tốt cho sức khỏe tim mạch. Riêng protein, rất quan trọng, đặc biệt đối với người ĐTĐ bị béo phì vì khối nạc của cơ thể bị giảm đi cho nên phải tăng cường protein.
Như vậy, trong thực phẩm dành cho người ĐTĐ thì phải đảm bảo được giảm lượng cacbonhydrate và tăng lượng chất xơ (FOS), GI thấp đồng thời bổ sung chất béo gồm MUFA, PUFA (đơn nối đôi và đa nối đôi), làm giảm lượng chất béo bảo hòa xuống tốt nhất (<10%), và người ĐTĐ có nguy cơ béo phì cần giảm dưới 7%. Đồng thời cần tăng cường lượng protein để có thể có điều kiện tích lũy nạc cho cơ thể.
- Khuyến cáo của ông về dinh dưỡng dành riêng cho người ĐTĐ ở Việt Nam?
Dinh dưỡng trong điều trị ĐTĐ là sự điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cho người bệnh. Người Việt Nam thường ăn nhiều cơm là thực phẩm có lượng tinh bột cao, GI cao. Người ĐTĐ không bỏ gạo nhưng phải ăn ít cơm đi. Ăn nhiều các loại rau, ăn rau với cơm thì sẽ làm cho chỉ số đường huyết giảm đi và tốt hơn cho bệnh nhân. Phải thay đổi thói quen dùng nhiều các món chiên, xào, rán sang chế độ ăn thường xuyên có rau luộc.
Nên dùng nhiều các loại thực phẩm chứa protein từ thực vật như đậu phụ, các loại đậu. 1 tuần ăn từ 3 đến 4 bữa cá để đảm bảo đủ chất béo tốt cho cơ thể. Nên tránh các chất béo như transfat, chất béo bão hòa…Thay thế vào đó những loại chất béo đơn hay đa nối đôi… Sử dụng các sản phẩm chuyên biệt dành cho người ĐTĐ một hay hai lần mỗi ngày để thay thế bữa ăn thông thường sẽ rất tốt cho người bệnh ĐTĐ.
|