Một thời gian dài, người ta coi vô sinh là do nguyên nhân của giải phẫu học. Tuy nhiên, ngày nay, các bác sĩ lại nghĩ đến sự thay đổi hocmon prolactin.

Sự rối loạn hocmon rất phức tạp

Trong nhiều trường hợp vô sinh liên quan tới sự phá hủy hocmon. Ảnh minh họa.

Trường hợp này xảy ra khi khả năng vô sinh liên quan đến sự phá hủy hocmon. Chúng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng thông thường nhất là nồng độ prolactin cao, làm rối loạn kinh nguyệt, có nghĩa là rối loạn khả năng sinh sản.

Vì sao vậy? Các bác sĩ cho rằng nguyên nhân thì nhiều, nhưng phổ biến là dinh dưỡng sai lầm. Hoặc kiêng khem quá mức và luôn luôn bị đói hoặc ngược lại ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân. Và cũng có thể nguyên nhân nằm ở một trong  hai thái cực: cách sống lười biếng ít vận động hoặc quá năng động đến mức căng thăng dẫn đến stress

Ai trong nhóm có nguy cơ?

Cả nam và nữ. Các số liệu thống kê cho hay, tỷ lệ vô sinh nam và nữ trong các gia đình không có con là ngang nhau. Vì vậy phải cả hai phía cùng cần khám nghiệm đồng thời.

Khi dẫn nhau đến bác sĩ, thông thường trước hết làm xét nghiệm tinh trùng của người chồng. Nếu các chỉ tiêu không bình thường có nghĩa là đã tìm ra được một nguyên nhân. Có thể loại trừ nguyên nhân do hocmon, kể cả việc tăng nồng độ prolactin trong máu. Nếu tinh trùng không sao cả, thì bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân ở người vợ. Song để tiết kiệm thời gian nên tiến hành song song ở cả hai người.

Những dấu hiệu gì?

Nếu ở người vợ có dấu hiệu rối loạn tuyến nội tiết, ví dụ chu kỳ kinh nguyệt không đều, tiết dịch từ vú, bị giãn và căng da, thì cần xét nghiệm hocmon, đầu tiên là nồng độ prolactin trong máu.

Theo các nhà nội tiết, nồng độ chất này cao là một nguyên nhân. Nhờ chụp X-quang hoặc cộng hưởng từ, có thể loại trừ nguyên nhân là có khối u trong tuyến yên hoặc não. Tiếp đó cần tiếp tục làm những xét nghiệm khác trong phòng thí nghiệm để chẩn đoán chính xác.

Cần có cách điều trị đặc biệt đối với hiện tượng tăng nồng độ prolactin. Hiện nay đã có những loại thuốc ức chế việc sản sinh prolactin có hiệu quả và rất ít phản ứng phụ so với các loại thuốc thế hệ trước.

Song song với việc dùng thuốc để điều chỉnh nồng độ prolactin xuống mức bình thường sẽ giải quyết dần vấn đề như béo phì, rối loạn kinh nguyệt, tiết dịch từ tuyến vú…

Nếu vẫn không có bầu…

Thì phải nghĩ đến biện pháp cuối cùng là thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Khi nguyên nhân của vô sinh là nồng độ prolactin trong máu cao thì TTTON chỉ có kết quả khi đã đưa được nó trở về trạng thái bình thường.

Nhưng nhiều khi vô sinh không chỉ do triệu chứng prolactin cao mà còn cả vì những nguyên nhân khác nữa. Vì thế các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nều khi nồng độ prolactin đã trở lại bình thường rồi thì trong vòng nửa năm vẫn không nên mang bầu ngay mà nên kiểm tra các nguyên nhân khác. Phải loại trừ được mọi nguyên nhân có thể mới bắt đầu thực hiện việc TTTON.

Đặc điểm của việc điều trị

Khi thực hiện chương trình TTTON - thậm chí khi đã có bầu rồi - thì vẫn không nên ngừng ngay việc dùng các thuốc điều trị triệu chứng hocmon prolactin cao. Làm như vậy có thể  khiến cho việc thụ thai bị gián đoạn.

Cần phải được sự giám sát thường xuyên của các bác sĩ nội tiết và kiểm tra đều đặn nồng độ prolactin trong máu. Theo thống kê, tỷ lệ thành công của các trung tâm điều trị vô sinh tốt là trên 40%. Những rủi ro về sức khoẻ của mẹ và con khi thụ tinh nhân tạo cũng không khác so với chửa “tự nhiên”.

Bảo Châu