Một nhóm các nhà di truyền học đã tiến hành phân tích ty thể AND của người châu Âu trên quy mô lớn và phát hiện sự có mặt của nhóm đơn bội (hoplogoup) châu Phi, trong đó người châu Âu có 35% những nét châu Phi từ 11 nghìn năm về trước.

Sự trao đổi gen di truyền thời cổ đại là kết quả của những cuộc di cư hàng loạt? Ảnh: lenta.ru.

Để xác định nguồn gốc Phi, các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu ty thể ADN từ nhiều nước châu Âu khác nhau. Họ phân tích tính đại diện trong ty thể ADN của nhóm đơn bội L, đặc trưng cho người châu Phi sống ở Nam sa mạc Sahara.

Kết quả cho thấy khoảng 65% nét châu Phi được mang sang châu Âu cùng với làn sóng di cư mang tính lịch sử vào thời kỳ đế quốc La Mã và cuộc chinh phục Tây Ban Nha của người Ả Rập. 35% còn lại đã được mang tới châu Âu từ 11 nghìn năm về trước.

Các nhà sinh học chưa đưa ra được chính xác nguyên nhân của sự trao đổi gen di truyền từ thời cổ đại, mà chỉ nêu lên rằng có thể đó là sự di cư hàng loạt của người châu Âu xuống phương Nam vào kỷ Băng hà. Khi thời tiết nóng lên, họ lại quay trở lại châu Âu và mang theo những nét châu Phi này về quê cha đất tổ.

Nhóm đơn bội là nhóm những người gần gũi nhau về huyết thống, giống nhau về ADN , trong những trường hợp nhất định là ADN của ty thể. Từ thế hệ này truyền sang thế hệ khác, ADN trong đó có ADN của ty thể xảy ra đột biến.

Thông thường sự đột biến ấy không dẫn đến sự thay đổi chức năng mà chỉ là “chất đánh dấu”(marker) nguồn gốc. Nhóm người mang những nét di truyền giống nhau có thể chia thành nhóm đơn bội hoặc phân nhóm đơn bội.

Ty thể - đó là bào quan (organelle) chứa trong mỗi tế bào của cơ thể người, có ADN riêng. Vì vậy ty thể của tất cả các tế bào người đều là hậu duệ của ty thể tế bào trứng của người mẹ và ADN của chúng chỉ truyền từ mẹ sang con. 

Các nhà di truyền học quần thể cho rằng gốc gác của người phụ nữ là tổ tiên chung của tất cả những người châu Phi. Đây là lần phân chia đầu tiên loài người thành các nhóm đơn bội, các đại diện của một trong các nhóm ấy đi về vùng Á-Âu (Eurasia) và trở thành tổ tiên của người châu Âu hiện đại.

Công trình được công bố trên Tạp chí Genome Research  tóm tắt trên trang mạng  PhysOrg.com.

Bảo Châu