>>Tàu vũ trụ tư nhân ghép nối thành công với ISS / Tàu vũ trụ tư nhân tiếp cận Trạm ISS
Tàu Dragon, con tàu tư nhân đầu tiên bay vào vũ trụ. Ảnh: SpaceX. |
Đầu tiên Harriot chú ý đến những thành tựu của chính sách mới đã được sửa đổi. Chẳng hạn sự hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong vũ trụ đã cho phép giảm được đáng kể chi phí phóng tên lửa, rồi NASA đang tạo điều kiện để tư nhân chế tạo các thiết bị bay vào không gian.
Chính thành phần tư nhân (chẳng hạn Công ty SpaceX) đã chế được các thiết bị sử dụng nhiều lần, bay đến đúng những địa điểm xác định trước làm chi phí giảm đáng kể. Сác chuyên gia cho rằng thành tựu ấy mang tính đột phá quan trọng để kiểm soát sự rơi của các vật thể phóng lên làm mất an toàn cho người và môi trường trên mặt đất.
Ông Harriot cho biết trên khoang của những con tàu vũ trụ người ta có thể tiến hành nhiều thí nghiệm khác nhau ví dụ nuôi các tinh thể protein hoặc sản xuất văcxin. Những nghiên cứu sinh học trong điều kiện vi trọng lượng có thể mang lại những kết quả ưu việt hơn hẳn so với thực hiện trên Trái đất.
Một khả năng khác nữa là khai thác năng lượng. Nhật Bản đã tuyến bố là đến năm 2030 sẽ xây dựng các nhà máy năng lượng mặt trời trên vũ trụ có thể cung cấp điện cho cả một thành phố. Đầu tư vào dự án dự tính là 30 tỷ USD. Theo ông Harriot, đầu tư này là có triển vọng. Hiện đã có thể nghĩ đến việc đặt lên quỹ đạo những thiết bị phát điện nhỏ cung cấp điện cho các căn cứ quân sự dưới mặt đất.
Ngoài ra, các nhà khoa học đã nghĩ đến việc thu hồi những thiên thạch bay gần Trái đất để khai thác những vật liệu mới. Công nghệ hiện đại cho phép hiểu được các thiên thạch có thành phần ra sao, mang lại lợi ích gì và tổ chức lấy chúng về Trái đất như thế nào.
Với tư cách một nhà chiến lược trong ngành chinh phục vũ trụ, ông Harriot đưa ra một kế hoạch để phối hợp giữa nhà nước và tư nhân ở Mỹ trong việc triển khai những ngành kinh doanh mới trong vòng 30 năm tới. Theo ông trong thập kỷ đầu tiên của 30 năm đó nên phát triển ngành du lịch tổ chức các chuyến bay cho du khách trên các quỹ đạo thấp xung quanh Trái đất.
Thập kỷ tiếp sau, các công ty tư nhân sẽ xây dựng những Trạm nghiên cứu khoa học trên Mặt trăng để bắt đầu những chuyến bay tiền trạm lên sao Hoả. Không loại trừ việc NASA cũng tiến hành việc xây dựng các căn cứ có người ở tại Mặt trăng để đưa các thiết bị lên “Hành tinh đỏ”.
Cuối cùng vào thập kỷ thứ ba sẽ là những con tàu có người lái bay đến các hành tinh khác trong Hệ Mặt trời. Ông Harriot tin rằng, sẽ hiệu quả và kinh tế hơn nhiều nếu như không gửi những đoàn thám hiểm lên sao Hoả rồi quay về Trái đất mà tạo ra những cụm định cư đầu tiên trong hệ Mặt trời.
Sẽ xuất hiện câu hỏi rằng: tìm đâu ra những người tự nguyện sống trên một hành tinh lạ? Ông Harriot cho rằng điều này không thành vấn đề nếu trên sao Hoả và những hành tinh khác tạo ra được những tiện nghi cần thiết thì sẽ có rất nhiều người muốn sống tại đó.
Tuy nhiên ý tưởng táo bạo của ông gây ra không ít hoài nghi. Thứ nhất để tạo ra những cụm định cư trong vũ trụ cần những khoản đầu tư khổng lồ. Thứ hai trong Hệ mặt trời dường như chưa phát hiện địa điểm nào tương đối phù hợp với những con người trên Trái đất.
Lấy sao Hoả làm ví dụ, thì tại nơi đây, khí hậu rất bất lợi: nhiệt độ thấp, gió mạnh, bầu khí quyển loãng… Những cư dân đầu tiên luôn luôn phải mặc những bộ quần áo đặc biệt và có lẽ chỉ những thế hệ sau này mới thích nghi được với những điều kiện sống xa lạ với những thói quen của người Trái đất. Để cải tạo khí hậu cần kinh phí rất lớn và những phương tiện kỹ thuật mới. Thực tế cho thấy ngay như ở Bắc cực mỗi năm con người cũng chỉ sống được vài tháng.
Tóm lại, kế hoạch ông Harriot đưa ra không phải là không thể thực hiện được. Chỉ có điều là liệu bấy nhiêu việc trọng đại có thể thực hiện được trong thời gian là 30 năm hay không mà thôi.
Bảo Châu