Các nhà môi trường thực hiện chuyến thám hiểm biển đầu năm 2012 cho hay, rác thải nhựa ở Thái Bình Dương ngày càng nhiều hơn so với họ từng nghĩ trước đây.
Rác thải nhựa bị phân mảnh không thể nhìn thấy qua vệ tinh. Chúng trôi nổi qua hàng ngàn km ở đại dương. Ảnh: CNN |
Theo hãng tin CNN, cuộc thám hiểm trên được thực hiện bởi ĐH Nam California (Mỹ) và hai nhóm phi lợi nhuận – Quỹ nghiên cứu biển Algalita và Viện 5 Gyres – có trụ sở tại bang California, Mỹ.
Các nhà môi trường của hai nhóm này đã chu du trên du thuyền Sea Dragon để “thu gom rác thải nhựa tổng hợp” từ quần đảo Marshall nằm ở phía tây Thái Bình Dương cho đến vùng biển phía bắc Thái Bình Dương.
Ngoài ra, mục đích của chuyến thám hiểm này còn nghiên cứu ảnh hưởng nghiêm trọng của rác thải nhựa đến sự sống sinh vật biển ở các khu vực biển thuộc Thái Bình Dương.
“Chúng tôi đã tìm thấy rất nhiều mảnh vụn rác thải nhựa, mỗi mảnh có kích thước tương đương một hạt gạo”, trưởng nhóm thám hiểm Marcus Eriksen, làm việc tại ĐH Nam California (Mỹ) nói trên CNN.
Ông Eriksen cho hay có rất nhiều nhúm rác nhựa vụn dày đặc trong biển, 10 nhúm, 20 nhúm và có khi đến 30 nhúm kéo lên được tại cùng một thời điểm. “Rác thải nhựa có khắp nơi trên đại dương”, ông Eriksen nhấn mạnh.
Rác thải nhựa còn tìm thấy trong dạ dày của một con cá Elagatis bipinnulata. Ảnh: CNN. |
Trong chuyến khởi hành lần thứ hai của nhóm thám hiểm này bắt đầu từ ngày 30/5/2012 từ vùng biển Tokyo đến Hawaii, họ còn xác định mật độ và độc tính từ các mảnh vụn rác thải nhựa trôi dạt đến do hậu quả của trận sóng thần Nhật Bản năm 2011.
Miriam Goldstein, giám đốc Viện nghiên cứu Scripps, bang California (Mỹ), người dẫn đầu cuộc thám hiểm biển tương tự vào năm 2009 cho hay số lượng rác thải nhựa ở Thái Bình Dương đã tăng gấp 100 lần trong 40 năm qua, hầu hết chúng bị phân mảnh và vì thế còn được gọi là “súp nhựa tổng hợp” ở đại dương.
Cô Goldstein nói trong một lần kéo lưới lên, số lượng rác thải nhựa có thể còn nhiều hơn hoặc tương tương với lượng cá con và mực ống đánh bắt được trong lưới.
Thiên Nhiên
Tâm trạng thật của vợ chồng khi cãi nhau Các cặp vợ chồng nhìn chung rất giỏi trong việc đọc vị cảm xúc của đối phương trong lúc cãi nhau, các nhà tâm lý tuyên bố. Tại sao không thể thuần hóa mọi động vật? Con người đã bắt đầu thuần hóa động vật từ cách đây khoảng 11.000 năm. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều loài động vật như hổ, báo, sư tử hay hươu, nai vẫn không thể trở thành vật nuôi trong nhà. Tranh cãi về ống nghiệm đựng máu cố tổng thống Mỹ Chiếc ống nghiệm đựng máu của cố Tông thống Mỹ- Reagan được mang bán đấu giá song con trai của ông ta nói rằng đó là “đổ dởm”.
|