Tổ tiên loài người có thể xuất hiện đầu tiên tại châu Á cách đây khoảng 37 đến 38 triệu năm, trước khi di cư sang châu Phi và các châu lục khác.

Một nhóm các nhà cổ sinh vật học quốc tế, đứng đầu bởi tiến sĩ Chris Beard, một nhà nhân chủng học tại Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Carnegie, đã phát hiện hóa thạch răng của loài linh trưởng Afrasia djijidae ở Nyaungpinle, Myanmar. Kết quả phân tích cho thấy, mẫu hóa thạch này có niên đại cách đây khoảng 37 đến 38 triệu năm.

Mẫu răng hóa thạch cho thấy loài linh trưởng Afrasia djijidae có những đặc điểm tương tự với một loài linh trưởng Afrotarsius được phát hiện tại Libya.

Thông qua kết quả phân tích mẫu răng, nhóm nghiên cứu phỏng đoán loài linh trưởng Afrasia có kích tương đương với loài khỉ lùn Tarsius syrichta ngày nay. Thức ăn chủ yếu của chúng có thể là những loài côn trùng nhỏ.

Các nhà khoa học nhận thấy loài linh trưởng Afrasia djijidae có những đặc điểm tương tự với một loài linh trưởng Afrotarsius được coi là tổ tiên chung của loài người, khỉ và vượn, được phát hiện ở Libya trước đây. Điều này chứng tỏ Afrasia là tổ tiên sớm nhất của loài người.

“Hóa thạch răng của linh trưởng Afrasia không chỉ chứng minh tổ tiên của loài người xuất hiện đầu tiên ở châu Á, mà còn giúp chúng ta biết thời điểm tổ tiên loài người thực hiện chuyến di cư đầu tiên tới châu Phi – nơi loài linh trưởng này tiếp tục tiến hóa thành các loài khỉ và loài người”, tiến sĩ Chris Beard cho biết trên Daily Mail.

Phát hiện loài linh trưởng Afrasia cho thấy khả năng một nhánh của tổ tiên loài người đã xâm chiếm châu Phi cách đây khoảng 37–38 triệu năm. Quá trình di cư này chắc chắn không hề dễ dàng, bởi châu Á và châu Phi đang tách khỏi nhau trong thời kỳ này.

Tuy nhiên, loài linh trưởng Afrotarsius được phát hiện ở Libya có thể tiến hóa từ một loài linh trưởng khác từ châu Á, bởi chúng không hoàn giống với loài linh trưởng Afrasia được phát hiện ở Myanmar. Điều này cho thấy dường như bức tranh thực sự về quá trình tiến hóa của loài người rất phức tạp.

Hà Hương

Đười ươi hoãn 'dậy thì' để làm thủ lĩnh
Muốn “chuyện ấy” lắm, nhưng phải kiên nhẫn chờ đã!
 
Tại sao không thể thuần hóa mọi động vật?
Con người đã bắt đầu thuần hóa động vật từ cách đây khoảng 11.000 năm. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều loài động vật như hổ, báo, sư tử hay hươu, nai vẫn không thể trở thành vật nuôi trong nhà.
 
Xác định ngày mất chính xác của Chúa Giêsu
Các nhà địa chất khẳng định họ đã xác định được chính xác ngày mất của chúa Giêsu vào ngày 3/4 trước Công lịch 33 năm.