Một con gấu Bắc cực đã phải bơi 9 ngày liên tục mới tìm thấy một tảng băng trôi mới để cập bến, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc tổ chức Khảo sát địa chất Mỹ.
Hiện tượng ấm lên toàn cầu do biến đổi khí hậu khiến khoảng cách giữa các tảng băng trôi ở Bắc cực ngày càng xa. Điều này đồng nghĩa với việc gấu Bắc cực phải bơi quãng đường xa hơn để tìm kiếm nguồn thức ăn mới.
Báo Telegraph đưa tin, bằng cách gắn một thiết bị theo dõi GPS vào cổ gấu Bắc cực, các nhà khoa học có thể biết được chính xác những vận động của một con gấu ít nhất trong vòng hai tháng.
Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học thuộc tổ chức Khảo sát địa chất Mỹ đã phát hiện thấy một con gấu Bắc cực cái đã phải bơi liên tục 9 ngày đêm với quãng đường dài 687km trên vùng biển Beaufort ở Alaska.
Hậu quả của 9 ngày bơi lênh đênh trên biển Bắc cực giá lạnh là gấu mẹ đã bị lạc mất con và trọng lượng của nó bị giảm 1/5 lần. Đáng lo ngại, việc gấu Bắc cực phải bơi quãng đường như thế này không phải là hiếm khi băng ở Bắc cực tan ngày càng nhanh.
Các nhà khoa học cảnh báo, với tốc độ băng ở hai cực tan nhanh như hiện nay do ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu, gấu Bắc cực sẽ buộc phải di chuyển xa hơn nhiều quãng đường dài 687km ở trên.
“Những nghiên cứu trước đây cho thấy, gấu Bắc cực có khả năng bơi liên tục một quãng đường rất dài. Điều này có thể giúp chúng đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu. Nhưng nếu phải bơi liên tục trong một thời gian dài, gấu Bắc cực sẽ phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng và giảm khả năng sinh sản”, nhóm nghiên cứu lo ngại.
Một con gấu cái Bắc cực phải bơi 9 ngày liên tục mới tìm thấy một tảng băng trôi mới để cập bến. Ảnh: Alamy. |
Báo Telegraph đưa tin, bằng cách gắn một thiết bị theo dõi GPS vào cổ gấu Bắc cực, các nhà khoa học có thể biết được chính xác những vận động của một con gấu ít nhất trong vòng hai tháng.
Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học thuộc tổ chức Khảo sát địa chất Mỹ đã phát hiện thấy một con gấu Bắc cực cái đã phải bơi liên tục 9 ngày đêm với quãng đường dài 687km trên vùng biển Beaufort ở Alaska.
Hậu quả của 9 ngày bơi lênh đênh trên biển Bắc cực giá lạnh là gấu mẹ đã bị lạc mất con và trọng lượng của nó bị giảm 1/5 lần. Đáng lo ngại, việc gấu Bắc cực phải bơi quãng đường như thế này không phải là hiếm khi băng ở Bắc cực tan ngày càng nhanh.
Các nhà khoa học cảnh báo, với tốc độ băng ở hai cực tan nhanh như hiện nay do ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu, gấu Bắc cực sẽ buộc phải di chuyển xa hơn nhiều quãng đường dài 687km ở trên.
“Những nghiên cứu trước đây cho thấy, gấu Bắc cực có khả năng bơi liên tục một quãng đường rất dài. Điều này có thể giúp chúng đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu. Nhưng nếu phải bơi liên tục trong một thời gian dài, gấu Bắc cực sẽ phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng và giảm khả năng sinh sản”, nhóm nghiên cứu lo ngại.
- Hà Hương