Tạp chí Journal of Cosmology vừa đây đã dành một số đặc biệt nói về những điều kiện cần thiết và hiểm họa liên quan đến một chuyến du hành trên con tàu có người lái lên sao Hoả, trong đó đề cập đến một đề tài cấm kỵ mà NASA chưa bao giờ nói đến: sex trong vũ trụ.
Dường như là một điều rất tự nhiên, không tránh khỏi những cuộc “giao ban” trong một cuộc du hành. Những cuộc “giao ban” đó cũng cần phải xem xét một cách nghiêm túc, ít nhất là về khía cạnh tái tạo ra thế hệ sau.
Ví dụ, một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng những phôi của cá mú vằn (zebrafish) sống trong tình trạng vi trọng lượng (microgravity) sẽ bị khuyết tật ở sọ.
Các khuyết tật này không nhất thiết là có hại ngay, nhưng chắc chắn không phải là điều tốt. Ở loài cá mú vàng, những bất thường xuất hiện tại tế bào đỉnh thần kinh, có trách nhiệm phát triển sụn và xương sọ. Giả sử điều này cũng xảy ra ở phôi người thì những đứa trẻ vũ trụ (spacebaby) có thể chưa có hình dạng đầu bị méo mó nhưng các thế hệ sau nữa sẽ phải chịu đựng.
Một nghiên cứu đã đặt phôi của cá mú vàng vào một thiết bị phản ứng sinh học phỏng theo trạng thái vi trọng lực trong suốt thời gian phát triển của các trứng đã thụ tinh. Khi trứng nở ra, các nhà nghiên cứu đánh dấu một một số sụn xương sọ của cá và nhận thấy những phần sụn đỡ mang cá - tức phần tương ứng với hàm người - bị thay đổi hình dạng. Mấy tháng sau, khi những con cá đã trưởng thành, họ quan sát một số cá và thấy chúng có các bất thường, xương và đáy sọ bị oằn xuống.
Đó chỉ là một vấn đề khi làm các thí nghiệm về ảnh hưởng của vi trong lực trên cá mú vằn. Có một số nhà khoa học phê phán rằng thiết bị phản ứng sinh học nói trên không hoàn toàn tương đồng với trạng thái vi trọng lực trong vũ trụ.
T.H. (Theo New Scientist)
Những con cá mú vàng trong thí nghiệm. Ảnh: New Scientist |
Dường như là một điều rất tự nhiên, không tránh khỏi những cuộc “giao ban” trong một cuộc du hành. Những cuộc “giao ban” đó cũng cần phải xem xét một cách nghiêm túc, ít nhất là về khía cạnh tái tạo ra thế hệ sau.
Ví dụ, một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng những phôi của cá mú vằn (zebrafish) sống trong tình trạng vi trọng lượng (microgravity) sẽ bị khuyết tật ở sọ.
Các khuyết tật này không nhất thiết là có hại ngay, nhưng chắc chắn không phải là điều tốt. Ở loài cá mú vàng, những bất thường xuất hiện tại tế bào đỉnh thần kinh, có trách nhiệm phát triển sụn và xương sọ. Giả sử điều này cũng xảy ra ở phôi người thì những đứa trẻ vũ trụ (spacebaby) có thể chưa có hình dạng đầu bị méo mó nhưng các thế hệ sau nữa sẽ phải chịu đựng.
Một nghiên cứu đã đặt phôi của cá mú vàng vào một thiết bị phản ứng sinh học phỏng theo trạng thái vi trọng lực trong suốt thời gian phát triển của các trứng đã thụ tinh. Khi trứng nở ra, các nhà nghiên cứu đánh dấu một một số sụn xương sọ của cá và nhận thấy những phần sụn đỡ mang cá - tức phần tương ứng với hàm người - bị thay đổi hình dạng. Mấy tháng sau, khi những con cá đã trưởng thành, họ quan sát một số cá và thấy chúng có các bất thường, xương và đáy sọ bị oằn xuống.
Đó chỉ là một vấn đề khi làm các thí nghiệm về ảnh hưởng của vi trong lực trên cá mú vằn. Có một số nhà khoa học phê phán rằng thiết bị phản ứng sinh học nói trên không hoàn toàn tương đồng với trạng thái vi trọng lực trong vũ trụ.
T.H. (Theo New Scientist)