Khi tàu không gian thám hiểm sao Hỏa Science Laboratory của NASA đổ bộ lên Hành tinh Đỏ vào ngày 5/8 tới đây, mọi thứ phải diễn ra y như kế hoạch tới từng milimet. Bằng không, hàng tỷ USD và hàng ngàn giờ nghiên cứu sẽ trở thành công cốc.
Tàu thám hiểm sao Hỏa Science Laboratory sẽ trải qua 7 phút kinh hoàng |
“Nếu như có bất cứ trục trặc nào xảy ra, cuộc chơi sẽ kết thúc”, nhà khoa học Tom Rivellini thừa nhận trong đoạn video vừa được NASA công bố, mô tả quá trình thâm nhập quỹ đạo, giảm độ cao và hạ cánh của tàu thăm dò. Quá trình này chỉ kéo dài 7 phút, nhưng NASA đã gọi đó là “7 phút kinh hoàng”.
Sao Hỏa nằm cách quá xa Trái đất nên ekip của NASA sẽ không thể biết được số phận của tàu Science Laboratory sau ít nhất 15 phút, khoảng thời gian cần để tín hiệu của tàu đi xuyên qua không gian về tới Trung tâm điều khiển. Cũng có nghĩa là con tàu trị giá 2,5 tỷ USD này sẽ phải tự xoay xở để tiếp đất một mình.
Quy trình nhiều bước khi thâm nhập khí quyển sao Hỏa |
Robot thăm dò Curiosity sẽ thu thập thông tin về sao Hỏa trong vòng 23 tháng |
Để chuẩn bị cho những va đập mạnh khi tiếp đất, các nhà khoa học đã thiết kế Curiosity hàng loạt công nghệ bảo vệ, chống sốc hiện đại nhất. Nó cũng được diễn tập trước với hàng loạt tình huống cực kỳ phức tạp, thậm chí “điên rồ” trong môi trường giả lập.
Tàu sẽ sử dụng loại dù siêu thanh mạnh và lớn nhất thế giới để giảm tốc. |
Vấn đề là những động cơ rocket này không được bật khi ở quá gần mặt đất. Chúng có thể tạo ra những đám mây bụi khổng lồ làm hỏng thiết bị và máy móc của Curiosity, NASA giải thích.
Y Lam