Mực nang đực có cách tán tỉnh độc đáo bằng cách tự biến đổi màu sắc trên cơ thể.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Macquarie (Úc) đã quan sát được hành vi này. Ở một bên cơ thể, nó tự hoá trang cho giống với màu sắc con cái để ngăn cản đối thủ tiến lại gần, trong khi bên còn lại, nó thể hiện màu sắc nam tính vô cùng sặc sỡ, giúp nó tán tỉnh được bạn tình.

Để duy trì nòi giống, loài mực nang đã sử dụng đến kỹ năng biến hình độc đáo.

Loài mực nang này có vòng đời ngắn ngủi và chỉ dài khoảng 15cm khi trưởng thành. Theo Dailymail, hành vi “tán tỉnh” độc đáo giúp chúng tăng cường khả năng giao phối ở những vùng mà con cái chiếm ưu thế về số lượng và cải thiện cơ hội sinh sản của chúng.

“Ở một bên cơ thể, chúng có màu sắc y hệt con cái mà chúng đang ve vãn, trong khi bên còn lại chúng phô diễn màu sắc đặc trưng của con đực”, Culum Brown, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết. “Con đực có màu rất sặc sỡ với những những sọc đen trắng có độ tương phản cao tạo nên vẻ ngoài rất bắt mắt có thể nhìn thấy từ rất xa. Trong khi con cái lại có màu lốm đốm nâu rất buồn tẻ, giúp chúng dễ lẩn trốn trong môi trường tối dưới biển.”

Theo Brown, nếu con đực tiến thẳng đến con cái và chỉ thể hiện màu sắc sặc sỡ vốn có thì chẳng khác nào nó báo cho các con đực khác trong vùng rằng nó vừa tìm thấy con cái. Như thế, nó sẽ phải cạnh tranh, đánh đuổi các con đực khác. Vì vậy, cách tốt nhất là làm mọi cách có thể để tránh ánh mắt tò mò của đối thủ.

Loài mực nang chỉ dùng đến kỹ năng này khi có con đực khác ở gần đó. Nếu có quá nhiều con mực nang đực khác hay khi chỉ có một mình với mực cái thì chúng sẽ không vận dụng nghệ thuật biến hình này, do chúng không thể định vị được vị trí chính xác của bạn tình và đối thủ.

Phúc Nguyễn

Nàng tiên cá không có thực
Các chuyên gia cam đoan chưa hề tìm ra được dẫn chứng nào chứng tỏ sự tồn tại của các nàng tiên cá.
 
Càng nhiều ký sinh trùng càng sống lâu
Càng nhiều ký sinh trùng trong hệ sinh thái thì các vật chủ càng ít xác suất bị nhiễm ký sinh trùng. Các loại ký sinh trùng cạnh tranh nhau và đẩy nhau ra khỏi nơi cư trú. Và như vậy có lợi cho… vật chủ.
 
Loại vi khuẩn bí ẩn trên đảo Phục sinh
Các nhà khoa học đã phát hiện một loại vi khuẩn bí ẩn trên đảo Phục Sinh (Chile), có khả năng cải thiện trí nhớ của người già, thậm chí chữa chứng bệnh Alzheimer.