Loài rắn lải nhỏ bé sống trên một hòn đảo thuộc vùng Caribe đã giành danh hiệu loài rắn hiếm nhất trên hành tinh, do chỉ còn 18 cá thể.

Loài rắn hiền lành, dài khoảng 1m này hiện sống trên một hòn đảo chỉ rộng hơn nửa cây số vuông, ngoài khơi St. Lucia, một quần thể các đảo núi lửa trải dài từ Puerto Rico cho đến Nam Mỹ.

Loài rắn lải chỉ dài 1 mét rất hiền và hầu như không phản ứng khi bị bắt. Ảnh: G. Guida

Theo LiveScience, loài rắn có đốm nâu này từng xuất hiện rất nhiều ở St. Lucia, nhưng đã bị loài cày mangut tàn sát vào cuối thế kỷ 13. Loài thú ăn thịt này được mang từ Ấn độ đến để kiểm soát số lượng các loài rắn độc trên đảo, nhưng chúng đã giết luôn cả loài rắn lải St. Lucia.

Năm 1936, rắn lải St. Lucia đã được tuyên bố là tuyệt chủng. Tuy nhiên, năm 1973, một con rắn lải đã được tìm thấy trong khu bảo tồn thiên nhiên quần đảo Maria, một hòn đảo rất nhỏ ở phía nam đảo St Lucia, nơi không có loài cày mangut.

Vào cuối năm 2011, các nhà khoa học đã cẩn thận theo dõi 11 con rắn lải trên hòn đảo nhỏ này bằng thiết bị ghi nhận dữ liệu tí hon. Kết quả cho thấy chỉ còn 18 cá thể trên hòn đảo.

Matthew Morton, giám đốc chương trình bảo tồn đời sống hoang dã Durrell, cho biết “Thật nhẹ nhõm khi biết loài rắn này vẫn chưa tuyệt chủng”.

Hiện St. Lucia đã liên hệ với các tổ chức bảo tồn động vật trên thế giới để tìm kiếm cơ hội sống cho loài rắn này.

Phúc Nguyễn

Bác bỏ 'sinh vật lạ' ăn thạch tín của NASA
Nghiên cứu công bố năm 2010 của NASA về bằng chứng sinh vật sống trong môi trường thạch tín đã bị bác bỏ bởi 2 nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí khoa học uy tín Science.
 
'Quà yêu' có một không hai của đom đóm
Ngoài việc việc phát sáng để quyến rũ bạn tình, đom đóm đực còn mang đến một món “quà yêu” độc đáo cho những lần giao phối.
 
Phát hiện hóa thạch động vật cổ xưa nhất
Các nhà khoa học phát hiện hóa thạch của những dạng sống động vật lâu đời nhất từ trước tới nay dưới những lớp nham thạch núi lửa tại Canada. Các hóa thạch này có niên đại cách đây hơn 579 triệu năm.