Các nhà khoa học mới đây xác định, một hành tinh được phát hiện vào năm 2010 là hành tinh nóng nhất trong vũ trụ từng được biết đến từ trước tới nay.
Hành tinh WASP-33B (hay còn được gọi là HD15082), được các nhà khoa học phát hiện vào năm ngoái, có nhiệt độ trên bề mặt đạt mức kỷ lục là 3.200 độ C. Nhiệt độ cao kỷ lục của bề mặt hành tinh này là do nó có quỹ đạo gần với Mặt trời và bản thân lõi hành tinh này cũng có nhiệt độ lên tới 7.160 độ C.
Theo tờ Daily Mail, hành tinh WASP-33B nằm cách Trái Đất 380 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Andromeda. Các nhà khoa học bắt đầu đề ý tới sự tồn tại của hành tinh này vào năm 2006 trong khi đang quan sát chòm sao Andromeda.
Hành tinh siêu nóng WASP-33B có kích thước lớn gấp 4,5 lần so với sao Mộc. Khoảng cách của WASP-33B tới ngôi sao của nó kém 7% khoảng cách giữa sao Thủy và Mặt trời của chúng ta. Hành tinh này quay quanh ngôi sao của nó với quỹ đạo là 29,5 giờ/vòng.
Tiến sĩ Alexis Smith và các cộng sự thuộc trường Đại học Keele ở Staffordshire (Anh) đã tiến hành đo nhiệt độ của hành tinh WASP-33B bằng cách sử dụng một camera hồng ngoại trên kính viễn vọng William Herschel tại quần đảo Canary của Tây Ban Nha.
Hành tinh nóng nhất trong vũ trụ được biết đến trước đó là hành tinh WASP-12b có nhiệt độ bề mặt hơn 2.300 độ C. Hành tinh này là một ngôi sao lùn, màu vàng nằm trong chòm sao Auriga mùa đông, cách Trái Đất 600 năm ánh sáng.
Hành tinh WASP-12b, được phát hiện bởi một nhóm các nhà khoa học người Anh vào năm 2008, có đường kính lớn hơn 40% so với đường kính của sao Mộc và bầu khí quyển của nó dày gấp 3 lần bầu khí quyển của ngôi sao này. Quỹ đạo quay quanh ngôi sao của WASP-12b là 1,1 ngày.
Hành tinh WASP-33B được công nhận là nóng nhất trong vũ trụ với nhiệt độ trên bề mặt đạt mức kỷ lục là 3.200 độ C. Ảnh: NASA. |
Theo tờ Daily Mail, hành tinh WASP-33B nằm cách Trái Đất 380 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Andromeda. Các nhà khoa học bắt đầu đề ý tới sự tồn tại của hành tinh này vào năm 2006 trong khi đang quan sát chòm sao Andromeda.
Hành tinh siêu nóng WASP-33B có kích thước lớn gấp 4,5 lần so với sao Mộc. Khoảng cách của WASP-33B tới ngôi sao của nó kém 7% khoảng cách giữa sao Thủy và Mặt trời của chúng ta. Hành tinh này quay quanh ngôi sao của nó với quỹ đạo là 29,5 giờ/vòng.
Tiến sĩ Alexis Smith và các cộng sự thuộc trường Đại học Keele ở Staffordshire (Anh) đã tiến hành đo nhiệt độ của hành tinh WASP-33B bằng cách sử dụng một camera hồng ngoại trên kính viễn vọng William Herschel tại quần đảo Canary của Tây Ban Nha.
Hành tinh nóng nhất trong vũ trụ được biết đến trước đó là hành tinh WASP-12b có nhiệt độ bề mặt hơn 2.300 độ C. Hành tinh này là một ngôi sao lùn, màu vàng nằm trong chòm sao Auriga mùa đông, cách Trái Đất 600 năm ánh sáng.
Hành tinh WASP-12b, được phát hiện bởi một nhóm các nhà khoa học người Anh vào năm 2008, có đường kính lớn hơn 40% so với đường kính của sao Mộc và bầu khí quyển của nó dày gấp 3 lần bầu khí quyển của ngôi sao này. Quỹ đạo quay quanh ngôi sao của WASP-12b là 1,1 ngày.
- Hà Hương