Trong thời gian mang thai, việc cố gắng ăn thật nhiều nguy hiểm không kém việc cố gằng kiêng khem với khẩu phần thiếu chất dinh dưỡng.
Những bà bầu cố gắng "ăn hộ" con sẽ khiến con dễ bị béo phì. Ảnh minh họa.
Phụ nữ khi mang thai thường nghĩ  “Thôi thì cố ăn tí nữa, tí nữa, chịu khó ăn thay con một chút !” với hy vọng đứa bé sinh ra sẽ khỏe mạnh. Liệu có cần thiết không ? Các nhà nghiên cứu Anh trả lời: Điều này chỉ có hại.

Nghiên cứu để xác định tác dụng của việc “ăn hộ đứa con trong bụng” của các nhà y học huy động được khá đông các bà bầu tham gia: 7278 người. Rõ ràng là những người cố “ăn hộ con” đều thừa cân. Trong lượng trung bình của họ nặng hơn người ăn uống bình thường là 3,84 kg. Ai cũng biết rằng thừa cân là điều bất lợi. Dư thừa quá nhiều trở thành nguy hiểm và phải được theo dõi thường xuyên tại bệnh viện. 

Viện y tế quốc gia Anh khẳng định là phụ nữ mang thai không nhất thiết là phải cân thường xuyên như trước đây người ta thường khuyên. Điều đó chẳng giúp gì vào việc phát hiện tiền kinh giật (pre-eclampsia), đặc trưng cho huyết áp cao và protein trong nước tiểu, xuất hiện khi thiếu dinh dưỡng, hàm lượng chất béo trong cơ thể cao cũng như chứng béo phì ở bà mẹ hiện nay.

Mối nguy hiểm trước mắt mà các bà mẹ cố “ăn thay con” phải đối mặt là sinh thiếu tháng, khiến đứa con sẽ khó nuôi. Sau nữa là chính đứa trẻ lớn lên dễ mắc bệnh béo phì.

Tính trung bình, trong thời gian mang bầu, người phụ nữ thường tăng thêm từ 8 đến 14kg, trong đó trên một nửa là nhau thai, nước ối… còn lại mới là trọng lượng của đứa trẻ. Cân nặng của người mẹ tăng nhiều nhất ở quý thứ ba của thai kỳ.

Bảo Châu