Trải qua quá trình tiến hóa, một số loài động vật lưỡng cư đã có những đặc điểm kinh ngạc về hành vi và hình dạng cơ thể. Tạp chí khoa học Anh New Scientist vừa giới thiệu 6 loài động vật lưỡng cư có những đặc điểm kỳ lạ nhất.
1. Ếch cây harlequin
Ếch cây harlequin. Ảnh: Chien Lee/Minden Pictures/FLPA |
Ếch cây harlequin (tên khoa học Rhacophorus pardalis) sống trên cao trong những tán rừng già ở đảo Borneo (Đông Nam Á). Chúng có thể lượn cơ thể như “bay” từ cây này sang cây khác. Trong ảnh là 2 con ếch đực đang “tranh giành” một con cái đang tạo ổ bọt đẻ trứng. Khi trứng nở, nòng nọc sẽ rớt xuống ao ở phía dưới.
2. Ếch thủy tinh có hình mắt lưới
Ếch thủy tinh có hình mắt lưới. Ảnh: Hiroya Minakuchi/Minden Pictures/FLPA |
Ếch thủy tinh có hình mắt lưới (tên khoa học Hyalinobatrachium valerioi) được tìm thấy tại các khu rừng mưa ở Costa Rica. Nó có lớp da gần như trong suốt, do đó hầu như con người khó nhận thấy khi nó bám trên lá cây.
3. Cóc hang Mexico
Cóc hang Mexico. Ảnh: Photo Researchers/FLPA |
Cóc hang Mexico (tên khoa học Rhinophrynus dorsalis) dành phần lớn cuộc sống dưới lòng đất. Nó chỉ xuất hiện khi mùa mưa đến để sinh sản và kiếm ăn côn trùng như mối và kiến. Điều khác thường là loài cóc này không có họ hàng – là loài duy nhất trong chi cóc Rhinophrynus.
4. Động vật lượng cư dạng giun
Động vật lưỡng cư dạng giun Typhlonectes natans. Ảnh: Photo Researchers/FLPA |
Nhóm động vật lưỡng cư dạng giun (Caecilians) trông bề ngoài giống như giun và rắn. Đây là nhóm động vật lưỡng cư sống dưới lòng đất và con người ít biết những thông tin về chúng. Riêng loài động vật lưỡng cư dạng giun Typhlonectes natans ở Venezuela có thể sống dưới nước và nó thường được bán như “thú cưng của bể nuôi thủy sinh”.
5. Sa giông mào lớn Triturus cristatus
Sa giông mào lớn Triturus cristatus. Ảnh: Rene Krekels/FN/Minden/FLPA |
Được tìm thấy trên khắp châu Âu, sa giông mào lớn Triturus cristatus đang được bảo vệ nghiêm ngặt vì số lượng loài này đang sụt giảm. Con đực có mào có nhiều đốm đen nằm dọc theo sống lưng. Ấu trùng loài này sẽ phát triển đến khi trưởng thành – quá trình này diễn ra hầu như ở trên cạn. Con cái trưởng thành sẽ trở về dưới nước để sinh sản vào mùa xuân.
6. Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc. Ảnh: Ken Lucas/Visuals Unlimited/Getty |
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc Andrias davidianus là động vật lưỡng cư lớn nhất thế giới, có thể phát triển chiều dài cơ thể đến 1,8m. Tuy nhiên, kích thước này là quá nhỏ bé so với loài lưỡng cư Prionosuchus đã tuyệt chủng có chiều dài cơ thể đến 9m.
Thiên Nhiên
Độc đáo pin mặt trời trong suốt Cửa sổ các tòa nhà có thể trở thành thiết bị tạo điện năng trong tương lai, nhờ một loại pin mặt trời trong suốt có thể nhìn xuyên thấu.
Xe buýt điện điều khiển qua ăngten Các công ty của Nhật đã thử nghiệm thành công công nghệ chuyển năng lượng không dây, rất thích hợp trong thực tế để áp dụng cho xe khách (bus) và xe tải điện, sạch về mặt sinh thái. Sex ầm ĩ khiến ruồi thiệt mạng Không la thét lúc “lên đỉnh” nhưng các con ruồi sẽ dùng đôi cánh của chúng tạo ra tiếng động ầm ĩ lúc giao hoan. Các nhà nghiên cứu phát hiện, những âm thanh náo động này có thể lọt tới tai lũ dơi háu đói, khát mồi. |