Hố thiên thạch Albert chụp từ trên cao. |
Các nhà khoa học Trường ĐH Saskatchewan (Canada) đã nhìn thấy miệng hố trong một chuyến bay khảo sát trên đảo bằng máy bay trực thăng cách đây 2 năm.
Một trong những người phát hiện, ông Brian Pratt, nghiên cứu viên Trường ĐH Saskatchewan cho biết: “Đây là một vết nứt rất lớn mà khoa học chưa bao giờ biết đến, được tìm ra hoàn toàn bất ngờ. Chúng tôi đã lập bản đồ cho Cục tài nguyên thiên nhiên của Canada về một trong những "góc khuất” của đất nước”.
Những dữ liệu thu thập được trong 2 năm qua đã khẳng định giả thuyết về nguồn gốc vũ trụ của địa điểm có địa hình độc đáo này. Tuổi của miệng hố, được đặt tên là Hoàng tử Albert (cũng là tên của chính bán đảo này) ước tính từ 130 đến 350 triệu năm.
Các nhà khoa học cho rằng việc các thiên thạch rơi xuống đã làm khí hậu của hành tinh thay đổi hẳn và làm tuyệt chủng cả một loài sinh vật đang thông trị thế giới hồi đó là khủng long.
Theo nhận định của TS Pratt, một miệng hố lớn đến vậy chỉ là kết quả rơi của một thiên thạch có đường kính tới 5 kilomét. Một sự kiện lớn tầm cỡ đó thường trong 1 triệu đến 3 triệu năm mói xảy ra 1 lần trên hành tinh của chúng ta. Nhưng quá trình bào mòn và phong góa suốt hàng trăm triệu năm đã làm nó biến dạng, mở rộng ra và có địa hình phức tạp như hiện nay.
Bảo Châu