Ánh sáng có tác dụng làm tăng khả năng hoạt động của não các loài linh trưởng. Ảnh minh họa. |
Những dự đoán đầu tiên là ánh sáng có tác động đến các tế bào thần kinh thuộc về nhà bác học được giải thưởng Nobel năm 1979 Francis Crick. Sau ông người ta đã chứng minh bằng thực nghiệm điều đó ở loài gặm nhấm và các động vật có xương sống khác. Và vừa đây các nhà khoa học Mỹ do GS Vim Vanduffel đã dùng các phương pháp độc đáo dể kiểm tra trên động vật bậc cao là khỉ.
Đầu tiên các nhà khoa học quét não loài khỉ vàng maccaca-rhesus bằng cộng hưởng từ trong khi những con vật thí nghiệm đang quan sát một điểm sáng màu xanh lục chuyển động trên màn hình máy tính. Khỉ chăm chú nhìn vào một điểm sáng hơn hẳn những điểm khác. Kết quả quét não chứng minh rằng việc giải quyết những bài toán đơn giản nằm ở các rãnh hình vòng cung trên não.
Sau đó các nhà khoa học đưa vào các tế bào thần kinh ở vùng não này một gen đặc biệt phản ứng với ánh sáng có màu xanh, chiết từ loài tảo Natronomonas pharaonis, giúp ta tránh khỏi các bức xạ tử ngoại nguy hiểm. Họ cắm vào đầu con vật những chiếc kim rất mảnh, đầu kim có một bóng đèn nhỏ để chiếu sáng vào các khe hình vòng cung trong não.
Sau khi kích thích bằng ánh sáng, phản ứng của khỉ tăng lên 10%. Theo GS Vanduffel trong những thí nghiệm của ông, khi giao cho khỉ giải quyết những bài toán phức tạp hơn, hiệu quả của việc chiếu sáng tăng lên một cách rất rõ ràng.
Phương pháp các nhà khoa học Mỹ được gọi là phương pháp di truyền quang học (optogenetic). Tất nhiên những kết quả chưa có thể áp dụng ngay mà mới chỉ chứng tỏ cách dùng ánh sáng để tăng khả năng trí tuệ không có hại đối với sức khoẻ. Lần đầu tiên họ đã chứng minh dùng ánh sáng không những hoạt hoá được những tế bào nơron riêng biệt mà hoạt hoá được cả một nhóm nơron.
Bảo Châu