Nhiều người cảm thấy “tự hào” là mình vẫn hoàn toàn tỉnh táo, ngủ rất “đã” dù chỉ 6 giờ và năng suất lao động không thua kém ai, nhưng thực ra tốc độ xử lý thông tin của họ có giảm sút, nghĩa là chậm hơn hẳn khi bản thân họ ngủ 8 giờ.
Thiếu ngủ khiến tốc độ xử lý công việc bị châm hơn hẳn. |
Theo các chuyên gia thuộc Bệnh viện Brigham (Anh), lúc đó trong cơ thể bạn đã xảy ra những rối loạn mà bản thân mình không nhận thấy nhưng tác hại của sự thiếu ngủ đã bắt đầu thể hiện trên khả năng làm việc của bạn.
Các nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm có 12 người tình nguyện tham gia. Trong khoảng 1 tháng, họ theo dõi tình trạng của những người tình nguyện do thay đổi chế độ thức và ngủ.
Trong tuần đầu tất cả những người tình nguyên đều được ngủ thật xả láng và tất cả đều ngủ từ 10 đến 12 giờ. Ba tuần sau đó họ chỉ được ngủ không quá 6 giờ, đồng thời lại kéo dài chu kỳ của một ngày/đêm ra thành 26 giờ.
Khi đánh giá tình trạng sức khoẻ tinh thần của những người tình nguyện họ đã tiến hành trắc nghiệm hàng ngày trên máy tính, bằng cách thay đổi các đối tượng thị giác và người tình nguyện phải phát hiện sao cho nhanh nhất sự thay đổi đó.
Kết quả là việc giảm thời gian ngủ đã khiến cho những người tình nguyện giảm hẳn các phản ứng, mặc dù nhiều người vẫn khẳng định rằng mình hoàn toàn bình thường, vẫn thấy tỉnh táo và không chút mỏi mệt do sự thiếu ngủ đem lại.
Trong khi đó việc chuyển thời gian thức vào ban đêm do kéo dài chu kỳ một ngày/đêm còn có tác hại lớn hơn nữa.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy mức độ chính xác khi giải các bài toán đều đạt được như trước đây, duy có một điều thời gian giải các bài toán thì cứ mỗi ngày một tăng dần. Và sự trì trệ giảm đến mức tối đa đều ở tuần thứ ba, kể từ lúc bắt đầu thí nghiệm.
Như vậy, thiếu ngủ rõ ràng là làm tốc độ xử lý các số liệu của não giảm đi và không thể quen được ít ra là một tháng với chế độ thức/ngủ mới. Điều này đúng ở mọi đối tượng, không ngoại lệ.
Bảo Châu