Ngày 25/8 (giờ địa phương), phi hành gia người Mỹ Neil Armstrong – người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng đã qua đời ở tuổi 82 sau các biến chứng từ ca phẫu thuật tim hồi đầu tháng 8, tờ Guardian (Anh) đưa tin.

Chỉ huy trưởng sứ mệnh Apollo 11 – ông Armstrong đã trở thành người đầu tiên đặt bước chân lên Mặt trăng vào ngày 20/7/1969, đánh dấu bước ngoặc vô cùng trọng đại trong lịch sử hàng không vũ trụ nước Mỹ trong cuộc chạy đua thám hiểm không gian với Liên Xô.

“Đây là bước chân nhỏ của con người, nhưng lại là bước tiến vĩ đại của nhân loại” – phát biểu của Armstrong khi ông bước lên bề mặt Mặt trăng. Câu nói này nhanh chóng lan tỏa và trở thành cụm từ không thể quên trong cộng đồng thế giới.

c
Phi hành gia Neil Armstrong - người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng. Ảnh: NASA
Ông Armstrong đã bắt đầu được phẫu thuật tim chỉ sau 2 ngày sinh nhật của ông 5/8, nhưng rất tiếc ông không qua khỏi cơn nguy kịch này và sự ra đi của ông ngay lập tức lan truyền trên khắp thế giới.

Tổng thống Barack Obama ca ngợi ông là một trong những anh hùng vĩ đại nhất của nước Mỹ. Trong một tuyên bố tại Nhà Trắng, Obama cho biết phi hành đoàn của tàu Apollo 11 đã “mang theo nguyện vọng của toàn bộ một quốc gia” khi họ đặt chân đến Mặt trăng.

“Armstrong không chỉ là anh hùng của thời đại này mà là của cả mọi thời đại. Cảm ơn Armstrong đã cho chúng tôi thấy được sức mạnh của một trong những bước đi nhỏ”, tờ Guardian trích lời của ông Obama.

Neil Armstrong lớn lên ở bang Ohio, từ nhỏ ông đã có ước mơ cháy bỏng là được bay lượn trên bầu trời và được cấp chứng chỉ phi công khi ông mới được 15 tuổi. Sau các phi vụ bay trong chiến tranh Triều Tiên, ông trở thành một phi công thử nghiệm và được tham gia chương trình du hành vũ trụ của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vào năm 1962.

Trong phi hành đoàn trên phi thuyền Apollo 11, gồm Amstrong, Aldrin và Collins thì Aldrin và Collins được giao nhiệm vụ bước chân xuống Mặt trăng. Họ bước đi như một chú cóc do lực hấp dẫn trên Mặt trăng rất yếu. “Bộ đôi” này di chuyển gần 3 giờ trên Mặt trăng, thu thập mẫu đá, tiến hành các thí nghiệm và chụp ảnh quanh cảnh hoang vắng của “chị Hằng”.

Theo Guardian, một ước tính cho biết thời điểm đó đã có hơn 600 triệu người trên khắp thế giới - bằng khoảng 1/5 dân số lúc bấy giờ - theo dõi qua màn ảnh nhỏ hình ảnh phi thuyền Apollo đáp xuống Mặt trăng.

Sứ mệnh Apollo 11 năm 1969 hóa ra là chuyến bay cuối cùng của Amstrong. Sau này, ông trở thành giảng viên kỹ thuật tại ĐH Cincinnati (Mỹ).

Dưới đây là những hình ảnh đáng nhớ về phi hành gia Neil Armstrong:

Neil Armstrong – người đàn ông đầu tiên lên Mặt trăng – qua đời ngày 25/8/2012. Trong ảnh là chân dung của ông chụp năm 1958, do Trung tâm nghiên cứu chuyến bay Dryden của NASA cung cấp. Ảnh: NASA

Neil Armstrong (trái) thực hiện chỉ huy nhiệm vụ Gemini 8 của Trung tâm vũ trụ Kennedy, Mỹ vào ngày 11/3/1966. Ảnh: NASA
Năm 1969, phi công Neil Armstrong thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên trên máy bay phản lực X-15 tại Trung tâm nghiên cứu chuyến bay Dryden của NASA. Ảnh: NASA

Neil Armstrong tại Trung tâm nghiên cứu Langley của NASA ngày 12/2/1969. Ảnh: NASA

Chân dung Neil Armstrong tại thời điểm ông bắt đầu thực hiện sứ mệnh Apollo 11 năm 1969. Ảnh: NASA

Bước chân của Armstrong, bước chân đầu tiên của con người in dấu trên Mặt trăng. “Đây là bước chân nhỏ của con người, nhưng lại là bước tiến vĩ đại của nhân loại”. Ảnh: NASA

Lá cờ Mỹ được cắm trên Mặt trăng. Ảnh: NASA

Khoảnh khắc Armstrong bên vợ Jan và con trai Mark tại nhà ở thành phố Houston, bang Texas (Mỹ), vài tháng trước khi sứ mệnh Apollo 11 được bắt đầu. Ảnh: NASA

Thiên Nhiên