Mèo vốn là loài gia súc sống với người đã lâu. Lúc nào mèo cũng khoan thai, chậm rãi, sang trọng… nhưng nhiều người vẫn hoài nghi, coi mèo như những kẻ đạo đức giả, “nguỵ quân tử”. Những lúc vắng mặt người, chúng làm gì?
Quan sát cho thấy mèo là loài rất tinh ranh và "hai mặt". Ảnh minh họa. |
Và kết quả là…
Thế ra mỗi tuần một chú mèo nhà trung bình sát hại 2 con vật nhỏ. Trong số này, 41% vật hy sinh của loài gia súc vốn ăn thịt này là các loài lưỡng cư (ếch nhái, thằn lằn và rắn), 25% là loài gặm nhấm, 20% là côn trùng và 12% còn lại là chim chóc.
George Fenvick, Chủ tịch Uỷ ban bảo vệ loài lông vũ cho rằng chính mèo là thủ phạm làm giảm số lượng nhiều loài chim muông. Biết đâu đây là sự điều chỉnh của thiên nhiên, nói đúng hơn là sự điều chỉnh của luật tiến hoá?
Mèo làm gì với những chiến lợi phẩm thu được? Sau khi săn bắt thành công, tuỳ thuộc một phần vào con mồi, 30% bị mèo ăn sống nuốt tươi do bản năng của tổ tiên truyền lại, 49% bị mèo hành hạ một cách tàn nhẫn, thả ra bắt lại, tung hứng chán chê cho đến khi con mồi không thể lết đi được nữa thì vứt đấy, bỏ đi, còn 21% bị mèo cắn chết rồi tha về nhà dường như để tâng công với chủ, ra điều nuôi chúng không phải là tốn cơm vô ích.
Nhưng đó chưa phải chuyện tồi tệ nhất. Một số mèo không chỉ “thờ” một chủ. Chúng được một gia chủ nuôi nấng, thương yêu nhưng đôi khi lại lén sang một gia đình thứ hai để được âu yếm, được nhậu nhẹt, thậm chí còn ngủ đêm lại khiến người chủ thứ hai này cứ tưởng như mèo chỉ thuộc về mình.
Qua camera, các nhà khoa học thấy được cả một câu chuyện: Kẻ hai mặt và giả dối này ứng xử một cách khôn ngoan chẳng khác gì một gã đàn ông trăng hoa lén lút duy trì hai gia đình với hai bà vợ nhưng giấu diếm rất khéo. Chúng biết cách bố trí thời gian chặt chẽ để có mặt được ở cả hai nơi vào những lúc cần xuất hiện và che giấu những lúc vắng mặt của mình.
Nhiều lúc chúng ta không thấy con mèo thân yêu, cứ nghĩ nó đang ngủ, lấy chân rửa mặt hoặc nhìn vơ vẩn qua cửa sổ, đợi chúng ta về, nhưng không, chúng lang thang trên mái nhà hàng xóm, ra phố chơi hoặc đang “thám hiểm” một nơi nào đó.
Thí nghiệm chứng tỏ mèo cũng lêu lổng ra trò. Chúng mò mẫm khắp nơi. 20% thường xuyên ra những bãi cỏ, cống thải để rình mồi. 25% ăn thử bất cứ thức ăn độc hại nào, 45% băng qua đường trước mũi xe cộ. Các chú mèo có gia đình hẳn hoi tưởng “phẩm hạnh” lắm, thật ra cũng chẳng khác gì mèo hoang, vô gia cư.
Bảo Châu