Tổ tiên loài người bắt đầu đi bằng hai chân từ cách đây 3,2 triệu năm, sớm hơn gần 2 triệu năm so với chúng ta nghĩ trước đây.
Lịch sử tiến hóa của loài người có thể phải viết lại sau khi các nhà khoa học thuộc Đại học Missouri (Mỹ) phát hiện một hóa thạch xương chân của người tiền sử có niên đại cách đây 3,2 triệu năm. Hóa thạch này là của chủng người Australopithecus afarensis. Vào năm 1974, các nhà khoa học đã khai quật được một hóa thạch được đặt tên là “Lucy” của chủng người này tại Ethiopia.
Phân tích mẫu hóa thạch xương bàn chân vừa khai quật được, các nhà khảo cổ học đã xác chủng người Australopithecus afarensis có chân cong và có thể đi bằng hai chân giống như con người hiện đại ngày nay. Trước đây, các chuyên gia từng cho rằng chủng người Homo erectus – sống cách đây 1,8 triệu đến 70.000 năm – là chủng người đầu tiên bắt đầu đi bằng hai chân.
“Phát hiện mới này giúp chúng ta biết được rằng Lucy và chủng người Australopithecus afarensis có chân cong. Đây là một bước tiến hóa quan trọng để chuyển từ đi bằng bốn chi sang đi bằng hai chân giống như người hiện đại”, tiến sĩ Carol Ward, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết trên tờ Daily Mail.
Hình 3D mô phỏng người tiền sử có tên “Lucy” thuộc chủng người
Australopithecus afarensis. Bằng chứng mới cho thấy Lucy đã đi bằng hai chân.
Ảnh: AP.
Theo các nghiên cứu hóa thạch của người tiền sử “Lucy”, chủng người sống cách đây khoảng từ 3,7 đến 2,9 triệu năm này có não nhỏ hơn nhưng xương quai hàm khỏe hơn người hiện đại. Vào thời điểm đó, giới khoa học chưa thể xác định Lucy đã đi bằng hai chân hay chưa vì không có đủ bằng chứng.
Tuy nhiên, với việc phát hiện xương bàn chân của chủng người Australopithecus afarensis, các nhà khảo cổ học có thể khẳng định Lucy và các cá thể của chủng người này đã có thể di chuyển trên mặt đất bằng hai chân.
Việc có thể di chuyển bằng hai chân và có xương quai hàm chắc khỏe giúp chủng người Australopithecus afarensis có thể di chuyển linh hoạt hơn cũng như ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm các loại hoa quả, hạt và rễ cây.
Mẫu hóa thạch xương bàn chân vừa khai quật được có niên đại cách đây 3,2 triệu năm. Ảnh: ĐH Missouri (Mỹ). |
Phân tích mẫu hóa thạch xương bàn chân vừa khai quật được, các nhà khảo cổ học đã xác chủng người Australopithecus afarensis có chân cong và có thể đi bằng hai chân giống như con người hiện đại ngày nay. Trước đây, các chuyên gia từng cho rằng chủng người Homo erectus – sống cách đây 1,8 triệu đến 70.000 năm – là chủng người đầu tiên bắt đầu đi bằng hai chân.
“Phát hiện mới này giúp chúng ta biết được rằng Lucy và chủng người Australopithecus afarensis có chân cong. Đây là một bước tiến hóa quan trọng để chuyển từ đi bằng bốn chi sang đi bằng hai chân giống như người hiện đại”, tiến sĩ Carol Ward, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết trên tờ Daily Mail.
Hình 3D mô phỏng người tiền sử có tên “Lucy” thuộc chủng người
Australopithecus afarensis. Bằng chứng mới cho thấy Lucy đã đi bằng hai chân.
Ảnh: AP.
Theo các nghiên cứu hóa thạch của người tiền sử “Lucy”, chủng người sống cách đây khoảng từ 3,7 đến 2,9 triệu năm này có não nhỏ hơn nhưng xương quai hàm khỏe hơn người hiện đại. Vào thời điểm đó, giới khoa học chưa thể xác định Lucy đã đi bằng hai chân hay chưa vì không có đủ bằng chứng.
Tuy nhiên, với việc phát hiện xương bàn chân của chủng người Australopithecus afarensis, các nhà khảo cổ học có thể khẳng định Lucy và các cá thể của chủng người này đã có thể di chuyển trên mặt đất bằng hai chân.
Việc có thể di chuyển bằng hai chân và có xương quai hàm chắc khỏe giúp chủng người Australopithecus afarensis có thể di chuyển linh hoạt hơn cũng như ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm các loại hoa quả, hạt và rễ cây.
- Hà Hương